Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Năm 2018, Trung Quốc vẫn ăn nhiều cá tra Việt Nam

Năm 2018, Trung Quốc vẫn ăn nhiều cá tra Việt Nam
Tác giả: Bảo Anh
Ngày đăng: 06/03/2018

Trong một khoảng thời gian rất ngắn, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ và trở thành nước nhập khẩu cá tra hàng đầu của các công ty xuất khẩu Việt Nam.

Năm 2018, Trung Quốc vẫn ăn nhiều cá tra Việt Nam.

Theo bà Trương Thị Lệ Khanh, chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, năm nay, tình hình xuất khẩu cá tra vẫn sáng với nhu cầu nhập khẩu ổn định ở hai thị trường chính là Trung Quốc và Mỹ. Hơn một năm trở lại đây, cá tra Việt Nam đã tạo dựng được mặt bằng giá xuất khẩu trên 3 USD/kg, đây là cơ sở để định hình giá xuất năm 2018, do năm nay nguyên liệu vẫn trong tình trạng khan hiếm. Năm 2018, hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cũng định hướng ngành cá tra tập trung vào chất lượng, đây là cơ sở để cải thiện hình ảnh cá phi lê xuất khẩu.

“Tôi cho rằng Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính của con cá tra, nhưng chúng ta muốn xuất khẩu tăng trưởng hai con số ở đây thì phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng”, bà Khanh nói. Theo bà Khanh, người Trung Quốc rất giỏi ẩm thực, họ quan tâm chất lượng khâu nguyên liệu, nhà nhập khẩu phải kiểm soát sát sao màu sắc, mùi vị, cảm quan.

“Trung Quốc khác với thị trường khác ở chỗ cá tra mua về được đưa vào thẳng hệ thống nhà hàng. Do cá tra dễ thấm gia vị, dễ chế biến, thớ thịt có một phần chất béo phù hợp với thói quen tiêu dùng, nên được thực khách quan tâm. Do đó, nếu chúng ta làm tốt chất lượng thì họ phải theo và khi họ tin thì giá không còn là yếu tố lớn nữa!”, bà Khanh phân tích thêm.

Một điểm sáng của ngành cá tra đó là doanh nghiệp và người nuôi bắt đầu quan tâm đến quản trị rủi ro, nghĩa là các mắt xích từ khâu giống, thức ăn, nuôi trồng, chế biến… không còn chạy theo phong trào, thấy giá cá lên là ào ạt đầu tư như trước nữa. Lần đầu tiên sau 20 năm, ngành cá mới có được tính bền vững như vậy.

Nguồn cá tra giống cho vụ mùa kế tiếp thì lại khan hiếm nên giá cá nguyên liệu tăng tiếp, xác lập kỷ lục mới với mức gần 30.000 đồng/kg vào cuối năm.

Bà Võ Thị Thu Hương, phó tổng thư ký hiệp hội Cá tra Việt Nam, đánh giá: “Giá cá tra tăng cao trước tết là do thiếu hụt nguyên liệu, nguồn cá giống khan hiếm và thị trường Trung Quốc hút hàng. Tuy nhiên, vẫn phải giữ thị trường Mỹ và EU. Vì nếu chỉ dựa vào thị trường Trung Quốc, khi hai thị trường truyền thống gặp khó khăn thì giá cá sẽ không tốt như bây giờ”.

Thông tin từ hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá tra trong tháng 1/2018 có xu hướng tăng mạnh với gần 19%, đạt 142 triệu USD. 


Có thể bạn quan tâm

Phát triển nghề nuôi cá lồng bè trên biển Phát triển nghề nuôi cá lồng bè trên biển

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, ngư dân xã đảo Tiên Hải (TX.Hà Tiên, Kiên Giang) đang phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng bè trên biển, đem lại nguồn thu nhập

05/03/2018
Mơ về tôm giống “made in Vietnam” Mơ về tôm giống “made in Vietnam”

Mỗi năm, Việt Nam cần 130 tỷ con tôm giống (100 tỷ TTCT và 30 tỷ tôm sú). Để đáp ứng được nhu cầu này, thị trường cần 230.000 con tôm bố mẹ

05/03/2018
Nuôi tôm 2 giai đoạn theo quy trình VietGAP Nuôi tôm 2 giai đoạn theo quy trình VietGAP

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao sử dụng nhà kính, lót bạt đáy ao, vận hành máy xử lý nước và sục khí oxy...

05/03/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.