Trạm Khuyến Nông Huyện Châu Phú Hội Thảo Mô Hình Trồng Bắp Thu Trái Non Kết Hợp Chăn Nuôi Bò
Sáng ngày 24/11/2014, Trạm khuyến nông huyện Châu Phú tổ chức hội thảo mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò tại hộ anh Trần Văn Mỹ ấp Mỹ Quí xã Mỹ Phú. Buổi hội thảo có đại diện công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang, các ngành chuyên môn của huyện và hơn 50 bà con nông dân trong huyện đến dự.
Tại buổi hội thảo, bà con nông dân được nghe cán bộ kỹ thuật hướng dẫn quy trình canh tác và hiệu quả hiệu quả kinh tế của mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò. Theo đó, hiệu quả đánh giá trên đất trồng thử nghiệm của anh Trần Văn Mỹ cho thấy, sau 55 – 60 ngày gieo trồng, 01 công đất trồng bắp thu trái non cho lợi nhuận 1 triệu 677 nghìn đồng, được công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang bao tiêu sản phẩm với giá loại I là 14.000 đồng/kg, loại II là 8.000 đồng/kg. Ngoài ra, những phế phẩm của cây bắp sẽ là nguồn thức ăn dồi dào để chăn nuôi bò.
Mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò theo là mô hình thực hiện theo chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chuyển đổi, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân một cách bền vững, đồng thời giải quyết được bài toán đầu ra nông sản cho người nông dân.
Nguồn bài viết: http://www.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3jPoBBLczdTEwODUBMXA0eLICNfLws34yAjE_2CbEdFAL-nBKI!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/web+content/agportal/sa-tin-tuc/5293a0004654168fb315ff65783547f1
Có thể bạn quan tâm
Sáu tháng đầu năm, sản lượng khai thác thủy sản tại hầu hết các tỉnh miền Trung đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Ngư dân các tỉnh đã tích cực đóng mới, cải hoán tàu cá để vươn khơi.
Tại huyện Trưởng Phong, mọi người đều biết thành công hôm nay của anh Đồng Trưởng Viễn gắn liền với một quãng thời gian đau buồn trong quá khứ. Anh đã từng phải hứng chịu nỗi đau khi vợ và con gái anh đều qua đời do khó sinh. Để chạy trốn khỏi nỗi buồn, anh đã bỏ công việc làm báo, chuyển về nông thôn ở ẩn. Tuy nhiên, chính bởi giai đoạn chạy trốn nỗi buồn này lại giúp anh trở thành người dẫn đầu trong nghề trồng mướp tại huyện Trưởng Phong.
Năm 2011, nước ta đã thu được về hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu sắn. Thấy sắn bán được, nhiều địa phương đã đua nhau mở rộng diện tích trồng sắn. Bất ngờ là năm nay Trung Quốc ngừng nhập khẩu sắn của VN, dẫn tới giá sắn bị rớt thê thảm tại nhiều địa phương.
Vườn sầu riêng có diện tích 3 ha của chị Nguyễn Thị Thanh Hà ở tổ 2, ấp 2, thị trấn Chơn Thành (Chơn Thành - Bình Phước) được trồng từ năm 1998. Trong 14 năm, khi rất nhiều nhà vườn phá bỏ loại cây này để trồng cao su vì sầu riêng bị chết hàng loạt thì ngược lại, vườn sầu riêng của chị Hà vẫn luôn xanh tốt, duy trì số cây ổn định và cho năng suất cao.
Trong thời điểm dịch bệnh trên vật nuôi như hiện nay, một mô hình chăn nuôi mới đang dần mở ra hướng tích cực, bởi ít gặp rủi ro lại nhẹ công chăm sóc. Đó là mô hình chăn nuôi trăn của một số hộ dân thuộc ấp Thượng, xã Đại Phước, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.