Trái Sơ Ri Đi Nhật
Vài năm trở lại đây, nhiều hộ nông dân ở Tiền Giang đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng sơ ri, đồng thời chú trọng đầu tư KHKT để đảm bảo lượng hàng chất lượng cao XK sang Nhật.
Tại Việt Nam, cây sơ ri được trồng nhiều nhất ở khu vực Gò Công của tỉnh Tiền Giang và một số xã thuộc tỉnh Bến Tre.
Tuy nhiên, đa phần người trồng sơ ri trước đây chủ yếu trồng theo hướng tự phát, ít chú trọng đầu tư KHKT để nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Mặc khác, người trồng sơ ri cũng chỉ làm ra sản phẩm để cung cấp cho thị trường theo dạng trái cây tươi, giá cả bấp bênh, hiệu quả kinh tế mang lại không cao.
Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi kể từ khi có một công ty của Nhật Bản về đầu tư, xây dựng nhà máy thu mua và sơ chế sơ ri trên địa bàn xã Bình Nghị, huyện Gò Công Đông để XK.
Dễ thấy nhất là thói quen canh tác của người trồng đã có những tiến bộ, nông dân chú trọng đưa KHKT vào sản xuất, do đó năng suất, chất lượng sản phẩm không ngừng được cải thiện, đời sống người trồng sơ ri cũng khấm khá lên rất nhiều.
Anh Trần Văn Hải, một nông dân trồng sơ ri tại xã Bình Nghị cho biết: “Nếu như trước đây, những lúc thấy tiện thì tôi mới đầu tư chăm sóc vườn cây, thực hiện bón phân hay cắt cành, nhiều lúc cây bệnh thì cứ mua thuốc về phun mà chưa biết cây bị bệnh như thế nào.
Giờ thì tham gia vào nhóm liên kết sản xuất với công ty rồi thì mọi quy trình chăm sóc vườn cây đều được cán bộ kĩ thuật hỗ trợ và theo sát hằng tuần. Mình phải làm đúng quy trình đã được hướng dẫn, còn năng suất thì luôn ổn định ở mức cao.
Ông Nguyễn Văn Quý - Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Gò Công Đông cho biết: Toàn huyện Gò Công Đông hiện nay có gần 250 ha trồng sơ ri, tập trung chủ yếu ở 4 xã là Bình Ân, Bình Nghị, Tân Đông, Kiển Phước. Đây là diện tích đã được UBND huyện quy hoạch làm vùng nguyên liệu phục vụ cho nhà máy sơ chế sơ ri XK đóng trên địa bàn xã Bình Nghị.
Hơn nữa sản phẩm làm ra không còn cảnh hàng chợ mà được đại lý đánh mã số thu mua và đưa thẳng về nhà máy sơ chế, sau đó XK. Nếu mình làm ẩu, chất lượng không đảm bảo thì phía công ty họ phản ứng ngay, lúc đó bị phạt hoặc hủy liên kết chứ chẳng chơi”, anh Hải nói.
Ông Phạm Ngọc Liễu, cố vấn kĩ thuật Trung tâm nghiên cứu cây sơ ri của Công ty Nichirel Acerola (Nhật Bản) chuyên thu mua sơ ri tại đây cho biết: “Mục tiêu của công ty là phát triển vùng chuyên canh sơ ri chất lượng cao để sơ chế XK sang Nhật Bản. Là sản phẩm được XK sang một thị trường khó tính như Nhật nên ngoài việc giúp bà con nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế thì các tiêu chí về chất lượng sản phẩm luôn được công ty đặt lên hàng đầu.
Để làm được điều đó, một cán bộ kĩ thuật của công ty sẽ trực tiếp quản lí trực tiếp 50 hộ dân sản xuất để đảm bảo tối đa chất lượng, cũng như hỗ trợ bà con kĩ thuật trong mọi thời điểm”.
Cây sơ ri tại khu vực Gò Công có ưu điểm là cho thu hoạch trung bình 7 tới 8 đợt trái trong năm, do vậy khả năng mất trắng thu hoạch trong năm là gần như không có. Với vườn cây trồng XK có tuổi từ 3 năm trở lên, năng suất trái có thể đạt được trung bình từ 40 đến 50 tấn/ha/năm.
Như vậy với giá được các đại lí thu mua ổn định trên 3.500 đ/kg như hiện nay thì trên mỗi ha nông dân có thu nhập không dưới 100 triệu đ, lợi nhuận gấp nhiều lần so với làm lúa.
Theo ông Liễu, trái sơ ri Gò Công của Việt Nam đã được XK sang Nhật từ hơn 20 năm qua, một ít sang Trung Quốc và châu Âu, thường dưới dạng trái đông lạnh và nước quả cô đặc, tuy nhiên số lượng còn hạn chế so với tiềm năng của chúng ta hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành quan tâm. Thị trường vật tư nông nghiệp tương đối ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức cá nhân đã đi vào nền nếp.
Trái với tình hình thị trường ảm đạm hồi cuối năm ngoái, khoảng hơn một tháng nay, nhà vườn ở “vương quốc sầu riêng” của Tiền Giang, gồm các xã Long Trung, Tam Bình, Ngũ Hiệp (H.Cai Lậy)... rất vui mừng vì mùa sầu riêng nghịch vụ vừa trúng mùa, lại trúng đậm giá.
Cụ thể là các vùng nguyên liệu sản xuất giống jasmine; giống gạo trắng, chất lượng cao; giống đặc sản (như ST, nàng thơm chợ Đào... hiện chủ yếu tiêu thụ nội địa, không đủ hàng xuất khẩu); giống nếp, giống hạt tròn (nhu cầu các nước Đông Á và châu Âu rất cao) và giống chất lượng trung bình, thấp.
Với diện tích rừng tương đối lớn, Việt Nam có nhiều loài lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có giá trị. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều loài LSNG chưa được khai thác, bảo tồn hiệu quả, thậm chí có nguy cơ biến mất.
Tuy nhiên, sản xuất lúa, gạo đang phải đối mặt với nhiều thách thức như tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; thị trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đất sản xuất lúa bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và việc chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác…