Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trại gà của chàng kỹ sư tin học

Trại gà của chàng kỹ sư tin học
Ngày đăng: 26/11/2015

Trại gà Đông Tảo của anh Phan Văn Sang có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh chuyên xuất khẩu gà con và gà thịt.

Trang trại của anh có gần 50 con gà Đông Tảo giống cùng với hàng trăm gà con có thể xuất bán từ 1 - 5 tháng tuổi, giá từ 250 - 500 ngàn đồng/con.

Bình quân mỗi năm anh xuất bán hơn 900 gà con nuôi giống cùng 100 con gà thịt, giá dao động từ 400 - 450 ngàn đồng/kg gà thịt.

Ngoài ra anh còn kết hợp nuôi heo, bình quân mỗi tháng thu nhập từ chăn nuôi gần 20 triệu đồng.

Tuy là một kỹ sư máy tính nhưng anh Sang lại đam mê chăn nuôi, hàng ngày tìm hiểu trên mạng thấy gà Đông Tảo mang lại hiệu quả cao nên mua về nuôi thử.

Năm 2010 anh bắt đầu nuôi 10 con gà Đông Tảo giống nhưng lại gặp phải đàn gà giả nên mất trắng.

Không nản chí anh tiếp tục tìm hiểu và ra tận Hưng Yên để mua giống về nuôi.

Lứa đầu tiên anh gặp khó khăn về việc chăm sóc đàn gà và đầu ra cho sản phẩm.

Với sự động viên của gia đình và sự giúp đỡ của những người đi trước trong nghề, công việc chăn nuôi dần ổn định.

Hiện nay cơ sở nuôi gà Đông Tảo của anh Sang là nguồn cung cấp giống cho cả khu vực miền Trung và một số tỉnh thành Tây Nguyên.

Trung bình mỗi năm trang trại ấp nở khoảng 900 - 1.000 gà con , phần còn lại anh nhập từ cơ sở liên kết ngoài Hưng Yên và là nơi cung cấp gà thịt cho các nhà hàng ở Đà Nẵng và Quy Nhơn.

Anh Phan Văn Sang chia sẻ: “Phần lớn người tiêu dùng thích gà đẹp, chân phải to thân hình chuẩn chắc khỏe, thường gà khi đủ tuổi thì mới phát triển hết các tiêu chí trên.

Gà Đông Tảo có đặc tính chân càng to thì cân càng nặng, thân hình chắc khỏe; trong đó giai đoạn chân to nhất từ 10 - 12 tháng tuổi.

Vì thế khi chưa đủ độ tuổi không nên xuất bán để đảm bảo ch6at1 lượng sản phẩm cũng như giá thành”.

Gà Đông Tảo là loại gà có hệ tiêu hóa và hô hấp yếu hơn gà thường nên việc chăm sóc rất khó.

Theo đó, hằng tuần cần phun tiêu khử độc là đàn gà để tránh dịch bệnh.

Tuy bận rộn với công việc chính là kỹ sư tin học của nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhưng anh Sang đang có ý định mở rộng sản xuất và đưa vào sử dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi để gia tăng chất lượng sản phẩm.

Ông Nguyễn Tài - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Quý cho biết: “Đây là một mô hình rất hiệu quả cần nhân rộng, tuy nhiên người biết nhiều về kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo như anh Sang rất ít.

Vì thế trong thời gian đến, xã sẽ tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ thuật chăn nuôi để có thể nhân rộng mô hình nuôi gà Đông Tảo này”.


Có thể bạn quan tâm

Cách Phòng Chống Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm Biển Cách Phòng Chống Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm Biển

Theo kết quả quan trắc môi trường của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bến Tre, từ tháng 6-2014 đến nay, ở hầu hết các điểm thu mẫu giáp xác ngoài kênh rạch tự nhiên trên địa bàn Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đều phát hiện nhiễm mầm bệnh đốm trắng với tần suất ngày càng cao, đặc biệt là bệnh đốm trắng (WSSV).

03/09/2014
Cẩn Trọng Với Táo Trung Quốc Cẩn Trọng Với Táo Trung Quốc

Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố, 7 tháng đầu năm, lượng táo nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm trên 58% so với hàng nhập khẩu từ nước khác. Thông tin này làm người tiêu dùng không khỏi băn khoăn bởi lượng táo TQ nhập nhiều như vậy đã đi đâu?

22/08/2014
Nỗi Lo Từ Nghề Lưới Lừ Nỗi Lo Từ Nghề Lưới Lừ

Khai thác thủy sản bằng lưới lừ không mang tính chất huy diệt như giả cào, xung điện nhưng lại làm cho nguồn lợi thủy sản suy giảm một cách nghiêm trọng. Vấn đề này đã và đang trở thành mối lo ngại của chính quyền địa phương.

03/09/2014
Một Con Bò Sữa Hơn Cả Hecta Lúa Một Con Bò Sữa Hơn Cả Hecta Lúa

Huyện Lâm Hà nằm kế cận trung tâm chăn nuôi bò sữa của tỉnh là Đơn Dương. Ấy nhưng, suốt vài chục năm qua, khi nông dân ở “trung tâm bò sữa” - Đơn Dương ăn nên làm ra trông thấy từ con vật nuôi này, thì Lâm Hà xem ra vẫn... bình chân như vại trước một cơ hội làm giàu từ con bò sữa.

22/08/2014
Nhân Rộng Mô Hình Vùng Nuôi Tôm Biển An Toàn Dịch Bệnh Ở An Đức (Bến Tre) Nhân Rộng Mô Hình Vùng Nuôi Tôm Biển An Toàn Dịch Bệnh Ở An Đức (Bến Tre)

Tháng 7-2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre đã xây dựng mô hình vùng nuôi tôm an toàn dịch bệnh ở xã An Đức, huyện Ba Tri. Vùng nuôi được triển khai ở ấp 9 với tổng diện tích 100ha, phù hợp với qui hoạch của địa phương, giao thông, thủy lợi thuận lợi.

03/09/2014