Trái Độc Thất Thu Mùa Tết
Trong khi bưởi hồ lô “cháy” hàng do lượng cung không đủ cầu thì một số nhà vườn ở miền Tây lại thất thu trầm trọng dưa hấu thỏi vàng, dưa hấu hồ lô...
Ông Trần Thanh Liêm ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ cho biết: Tết Giáp Ngọ này, gia đình ông đã chuẩn bị khoảng 100 cặp dưa hấu hình vuông, 500 cặp dưa hấu thỏi vàng và 50 cặp dưa hấu có hình bản đồ Việt Nam. Tuy nhiên, do không khí lạnh kết hợp sương muối rồi sau đó chuyển sang nắng nóng khiến dưa hấu mới trồng đã bị héo lá, chết dây.
Trong đó, thửa ruộng 200 m2 trồng 50 cặp dưa hình bản đồ đã chết sạch. Ông Liêm buồn bã nói: “Tết năm nay tui không có trái dưa nào để chưng trong nhà, nói chi bán ra thị trường. Thôi thì hẹn lại năm sau vậy!”.
Tương tự, dưa hấu hồ lô của Câu lạc bộ Khuyến nông Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang được kỳ vọng sẽ bội thu khoảng 600 cặp trong dịp Tết năm nay nhưng kết quả chỉ thu hoạch được vài chục trái do trái bị thối, dây bị chết dần. Điều này trái ngược hoàn toàn với bưởi hồ lô do chính câu lạc bộ này cung cấp ra thị trường năm nay.
Có thể bạn quan tâm
Để từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Dương Tiến Dũng kiến nghị các bộ, ngành Trung ương đưa ra gói hỗ trợ vốn cho con tôm, thông qua việc gia tăng mức tín dụng để các ngân hàng thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi.
Theo Sở NN-PTNT Bình Định, đến nay, toàn tỉnh đã thả nuôi tôm trên diện tích 1.811 ha, đạt 73% diện tích nuôi tôm toàn tỉnh và giảm 5,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng kéo dài, nền nhiệt độ cao, nên đã xảy ra dịch bệnh tôm nuôi.
Đó là nội dung được nêu trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2014. Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp ới các bộ, ngành liên quan hoàn thiện dự thảo Nghị định trình ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Trong những năm gần đây, nhiều nông dân vùng biên xã Vĩnh Xương (An Giang) có đời sống khá giả hơn nhờ mô hình nuôi dê thịt. Với đặc tính dễ nuôi, khả năng thích nghi tốt, ít bệnh tật, ít tốn công chăm sóc và có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có xung quanh nhà như rau muống, cỏ dại...
Anh Nhuận cho biết: “Dê là loài ăn tạp, sức đề kháng cao nên nuôi không vất vả và tốn kém”. Thời gian dê con trưởng thành và cho sinh sản chỉ từ 7 đến 12 tháng; thời điểm này, dê có trọng lượng