Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

TP.HCM căng thẳng nguồn nước làm vụ hè thu

TP.HCM căng thẳng nguồn nước làm vụ hè thu
Tác giả: Hữu Ký
Ngày đăng: 25/03/2016

Mực nước hồ này hiện chỉ còn 19,93m, tương ứng dung tích 789,6 triệu m3. Mực nước này thấp hơn 1,9m so với cùng kỳ năm trước, và đang xuống rất nhanh (3-6cm/ngày).

Dù vậy, hồ Dầu Tiếng vẫn đang luân phiên mở nước tưới cho các nhiều khu vực của tỉnh Tây Ninh, Long An và TP.HCM. Về cơ bản, đảm bảo được nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho vụ hè. Nhưng trong thời gian tới, khi người dân bước vào vụ hè thu, nhu cầu về nước tưới cũng rất gian nan.

“Hồ Dầu Tiếng đã 6 lần mở nước đẩy mặn cho Nhà máy nước Tân Hiệp. Với tình hình như hiện nay dự kiến sẽ còn có 6 đợt mở nước đẩy mặn nữa” - ông Bùi Xuân Đại- Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa cho biết.

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ dự báo tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đang ảnh hưởng đến TP.HCM và còn tiếp tục kéo dài đến tháng 6.2016 ,trực tiếp tác động đến thành phố. Theo ông Nguyễn Minh Giám - Phó Giám đốc đài này, mùa khô năm nay hầu như các hồ chứa trong khu vực đều không tích đủ nước. Do đó trong thời gian tới việc khan hiếm nước tưới cho sản xuất nông nghiệp tại thành phố vẫn còn căng thẳng.

Ông Bùi Xuân Đại cho biết: “Còn vài ngày nữa kết thúc vụ đông xuân nên từ ngày 1 đến 15.4.2016, công ty sẽ giảm lượng nước xả từ hồ Dầu Tiếng để chuẩn bị cho vụ hè thu. Trong đó có việc cắt, giảm nguồn nước cho kênh Đông ở Củ Chi. Đây là việc làm thường xuyên để tiết kiệm nguồn nước, có điều kiện kiểm tra hệ thống kênh mương thủy lợi, kịp thời khắc phục các sự cố để đảm bảo nước tưới cho vụ hè thu hiệu quả nhất. Trong trường hợp nguồn nước cạn kiệt, khan hiếm quá thì chúng tôi sẽ ưu tiên chính cho việc cấp nước sinh hoạt và cắt giảm ngay lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp”.

Liên quan điều này, Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi TP.HCM đã công bố kế hoạch cắt, giảm nguồn nước để chuẩn bị cho vụ hè thu. Theo đơn vị trên, đến ngày 16.4, nguồn nước kênh Đông mới mở nước trở lại. Do đó trong thời gian từ nay đến ngày 15.4, người dân cần sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả,đồng thời tăng cường tích trữ nước trong ruộng, kênh tiêu, mương, liếp để tưới tạo nguồn nước để bơm tát khi cần thiết…


Có thể bạn quan tâm

Bài học khi tham gia sân chơi lớn Bài học khi tham gia sân chơi lớn

Tin đồn cây chè bị nghi nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và Dioxin hơn năm trước dẫn đến nhiều hệ quả khôn lường. Qua đó, để lại bài học kinh nghiệm sâu sắc cho ngành chè nói riêng và nền canh nông Lâm Đồng nói chung, bởi muốn bơi ra “biển lớn” thì ngoài việc từ bỏ thói quen canh tác theo kiểu “ăn xổi”, người sản xuất nông nghiệp cần phải tuân thủ những quy định khắt khe, nhất là khi tham gia vào “sân chơi” toàn cầu.

22/03/2016
Hiệu quả dự án phát triển sản xuất nấm tập trung Hiệu quả dự án phát triển sản xuất nấm tập trung

Nhằm liên kết các hộ sản xuất nấm quy mô nhỏ lẻ thành các nhóm hộ và sử dụng hiệu quả nguồn phế, phụ phẩm dư thừa từ sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm, nguồn sản phẩm sạch, tăng thu nhập cho nông dân, năm 2013 Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Bắc Ninh triển khai dự án “Phát triển sản xuất nấm tập trung ở một số tỉnh phía Bắc” tại tỉnh Bắc Ninh.

22/03/2016
Hoàng Su Phì (Hà Giang) đối mặt với nguy cơ mất mùa Thảo quả Hoàng Su Phì (Hà Giang) đối mặt với nguy cơ mất mùa Thảo quả

Xã Hồ Thầu là một trong các xã có diện tích cây thảo quả lớn của huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang), toàn xã có gần 400 ha, mỗi năm cho nguồn thu gần 2 tỷ đồng. Nhưng hiện nay, rét đậm, rét hại đã làm mất trắng gần 300 ha thảo quả. Để khắc phục diện tích thảo quả trở lại nguyên trạng cần ít nhất 3 đến 5 năm nữa, tương đương với số lần thu hoạch thảo quả, nên thiệt hại về kinh tế là đặc biệt lớn, khó mà thống kê nổi.

22/03/2016