Tôn vinh 100 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu quốc gia 2015
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh và Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn với đại điện các đơn vị có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đến dự và trao giải cho các doanh nghiệp. Phát biểu tại lễ trao giải, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao Bộ Công Thương trong việc đề xuất, tổ chức chương trình này.
Cùng đó, Phó Thủ tướng nhiệt liệt biểu dương các tổ chức, cá nhân với tâm huyết của mình đã tạo ra những sản phẩm, thương hiệu có uy tín được người tiêu dùng tin cậy, đóng góp thiết thực vào việc triển khai có kết quả chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân nông thôn về tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước nhà.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới của đất nước mang đến nhiều cơ hội nhưng không ít thách thức cho ngành công nghiệp nông thôn nhất là khi lĩnh vực này vẫn chưa phát triển bền vững, sức cạnh tranh chưa cao, thị trường đầu ra cho sản phẩm còn nhiều khó khăn.
Điều này đỏi hỏi Bộ Công Thương cùng các Bộ ngành liên quan cần nỗ lực hơn nữa nhằm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp nông thôn.
Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ ngành liên quan cần tập trung đẩy mạnh các hoạt động khuyến công và hướng chính sách ưu đãi đầu tư vào việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực quản lý, sức cạnh tranh bền vững.
Cùng đó, mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà sản xuất phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng và phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, mang thương hiệu Việt Nam để khẳng định uy tín trên thị trường thế giới.
Theo Hội đồng bình chọn, 100 sản phẩm được bình chọn lần này thuộc các nhóm ngành nghề như Nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ;
Nhóm sản phẩm chế biến nông, lâm, thủy sản và đồ uống; Nhóm sản phẩm thiết bị, máy móc, dụng cụ và phụ tùng cơ khí; Nhóm các sản phẩm khác.
Các sản phảm trên nằm trong 3 khu vực là khu vực phía Bắc, khu vực phía Nam, khu vực Miền Trung-Tây Nguyên. Các nhóm sản phẩm được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực.
Tiêu chí bình chọn sản phẩm được đánh giá cụ thể theo từng nhóm sản phẩm, gồm tiêu chí về đáp ứng thị trường và khả năng phát triển sản xuất; tiêu chí về kinh tế - kỹ thuật - xã hội và môi trường;
Tiêu chí về tính văn hóa và thẩm mỹ cũng một số tiêu chí khác.
Đại diện Hội đồng bình chọn cũng nhấn mạnh, sản phẩm tham gia bình chọn là sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do chính cơ sở công nghiệp nông thôn sản xuất và đăng ký tham gia bình chọn;
Sản phẩm tham gia bình chọn không phải là sản phẩm sao chép;
Việc sản xuất sản phẩm không vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp và các quy định khác liên quan tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn lao động, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường;
Sản phẩm tham gia bình chọn phải có khả năng sản xuất hàng loạt, với số lượng lớn, không phải là sản phẩm độc bản, đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Được xem là người đi đầu trong việc nghiên cứu áp dụng và phát triển mô hình này. Đến nay, anh Đoàn Kim Sơn ở Ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM đã có 3 cơ sở chuyên nuôi lươn không bùn và trở thành đầu mối lớn, cung cấp lươn sạch cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Lần đầu tiên trong năm nay, cá ngừ đại dương do ngư dân khai thác, đưa về cảng được thu mua với giá 110.000 đồng/kg, tăng hơn 20.000 đồng/kg so với các tháng trước. Giá tăng – bà con ngư dân rất đỗi vui mừng. Tuy nhiên, nỗi lo bám biển của người ngư dân thì vẫn còn đó; bởi lẽ sản lượng cá ngừ đánh bắt ở thời điểm này được nhận định là thấp nhất từ trước đến nay.
Ngày 8/9, tại TP Tuy Hòa, Công ty TNHH Tư vấn và đóng tàu Việt - Nhật (Công ty Yanmar) phối hợp với Sở NN-PTNT Phú Yên tổ chức giới thiệu tàu câu cá ngừ đại dương kiêm chụp mực, vây, rê có vỏ bằng vật liệu FRP (composite) cho hơn 50 ngư dân trong tỉnh.
Huyện biên giới Sông Mã, tỉnh Sơn La đang được biết đến là vùng nuôi ba ba gai với khoảng 400 hộ gia đình hiện đang nuôi trồng trên tổng diện tích 11 ha. Bình quân diện tích ao nuôi của mỗi hộ có quy mô từ 100 m2 - 5.000 m2. Hằng năm cung ứng ra thị trường chủ yếu là các tỉnh, thành miền xuôi khoảng 40.000 con giống, trên 2,5 tấn ba ba thương phẩm.
Sau thất bại từ việc nuôi chuyên canh tôm sú từ 10 năm trước, người dân ven phá Cầu Hai, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) chuyển sang nuôi tôm xen cua, cá nước lợ và đã phát huy hiệu quả.