Tồn Kho Nhiều, Giá Bán Đường Tiếp Tục Giảm
Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, do áp lực chuẩn bị vào vụ và đường tồn kho nhiều nên giá bán đường tiếp tục giảm.
Theo Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, tính đến ngày 15/10/2014, đã có 08/41 nhà máy đường đi vào sản xuất. Các nhà máy đã ép được 416 nghìn tấn mía, sản xuất được 36,8 nghìn tấn đường. So với cùng kỳ năm trước, lượng múa ép tăng 64 nghìn tấn, lượng đường tăng 7,1 nghìn tấn.
Lượng đường tồn kho của các nhà máy tính đến 15/10/2014 là 202,5 nghìn tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 43 nghìn tấn. Do áp lực chuẩn bị vào vụ và đường tồn kho nhiều nên giá bán đường tiếp tục giảm.
Giá bán đường trắng loại I đã có thuế VAT tại kho nhà máy từ 11.700 đến 12.500 đồng/kg, giảm so với tháng trước khoảng 600 đồng/kg và so với cùng kỳ năm trước giá bán đường giảm từ 2.500 đến 2.800 đồng/kg. Hiện, giá mua mía 10 CCS tại ruộng ở Tây Ninh đạt 900.000 đồng/tấn, tại Sóc Trăng đạt 786.000 đồng/tấn, tại Hậu Giang đạt 800.000 đồng/tấn. So với cùng kỳ năm trước giảm từ 50.000 đến 100.000 đồng/tấn.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2000, hưởng ứng phong trào “Đưa cây màu xuống ruộng”, ban đầu chỉ có vài hộ nhỏ lẻ, có vốn, mạnh dạn đầu tư trồng màu, cây cà chua là cây màu chủ lực lúc bấy giờ.
Cứ đến mỗi vụ thu hoạch lúa, thường xảy ra tình trạng “cò” (người môi giới) máy gặt đập liên hợp. Thực trạng này đang nổi lên thành xu hướng ở nhiều địa phương và chính điều này đã làm tăng thêm chi phí sản xuất cho người trồng lúa.
Từ giữa tháng 2, nhiều cánh đồng ở Vĩnh Long vào cao điểm thu hoạch vụ lúa Đông Xuân. Máy gặt đập liên hợp, xe kéo lúa hoạt động rôm rả khắp nơi… Thương lái cũng vào tận đồng mua lúa tươi. Nhiều nông dân hồ hởi: “Chưa năm nào lúa trúng mùa, trúng giá đậm như năm nay”.
Với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi kết hợp với hệ thống đê bao hoàn thiện, nhiều năm qua người dân ấp Đông Hòa A, xã Thới Tân đã gắn bó với cây lúa. Tuy nhiên, do sản xuất nhỏ lẻ, tự phát nên sản lượng lúa luôn ở mức thấp, chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn không cao.
Sau hàng chục năm tìm kiếm, đến nay, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã xác định được một số giống cây trồng chủ lực. Thế nhưng, việc hỗ trợ cho người dân tập trung phát triển những giống cây này còn gặp nhiều khó khăn.