Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tìm Giải Pháp Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng An Toàn Dịch Bệnh

Tìm Giải Pháp Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng An Toàn Dịch Bệnh
Ngày đăng: 14/10/2013

Sáng nay 11.10, tại TP. Tam Kỳ (Quảng Nam), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức Diễn đàn “Giải pháp phát triển chăn nuôi an toàn dịch bệnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ”. Tham dự có hơn 250 đại biểu đến từ các địa phương trên địa bàn Quảng Nam và những cơ quan chuyên môn thuộc các tỉnh, thành trong khu vực.

Tại diễn đàn này, nhiều ý kiến cho rằng, thời gian qua ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ chính quyền các tỉnh, thành phố đều dành sự quan tâm rất lớn đến lĩnh vực chăn nuôi bằng việc ban hành hàng loạt cơ chế, chính sách để khuyến khích phát triển theo hướng hàng hóa.

Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế của phần lớn nông hộ còn nhiều khó khăn nên việc đầu tư phát triển chăn nuôi còn khiêm tốn, chủ yếu là nuôi theo phương thức quảng canh hoặc bán thâm canh. Chính vì tập quán chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ và sự khắc nghiệt của thời tiết khiến các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm liên tục bùng phát, diễn biến rất phức tạp, gây thiệt hại lớn về kinh tế...

Trước thực trạng trên, nhiều đại biểu tham dự diễn đàn cho rằng, để phát triển lĩnh vực chăn nuôi ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ theo hướng hàng hóa và an toàn dịch bệnh thì thời gian tới phải áp dụng nhiều giải pháp căn cơ. Theo đó, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp nói chung, quy hoạch chăn nuôi nói riêng đảm bảo tính đồng bộ về giống, thức ăn, giết mổ, chế biến, thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Trên cơ sở chiến lược phát triển chăn nuôi từng năm, các tỉnh, thành phố cần chủ động xây dựng và phê duyệt đề án phát triển chăn nuôi từ nay đến năm 2020 ở từng địa phương. Xác định rõ đối tượng vật nuôi chủ yếu có lợi thế theo vùng miền, quy hoạch vùng chăn nuôi cho từng loài vật nuôi, quy mô đầu con hợp lý với từng vùng. Đối với các nơi đã có đề án thì cần rà soát lại cho phù hợp với định hướng chung và tình hình đổi mới tại địa phương.

Theo nhiều đại biểu, thông qua các chương trình xã hội hóa công tác giống, lựa chọn những giống vật nuôi đã thích nghi với điều kiện của từng địa phương để đàn vật nuôi khỏe mạnh, có sức kháng bệnh tốt. Đồng thời, chủ động sản xuất, cung cấp con giống đủ về số lượng và chất lượng cho người chăn nuôi.

Chuồng trại xây dựng đảm bảo kỹ thuật, phù hợp với loài vật nuôi, lứa tuổi, hướng sản xuất và cách biệt với khu sinh hoạt của gia đình. Trên cơ sở các chuồng trại hiện có, cần tiếp tục lựa chọn một số mẫu chuồng phù hợp, dễ xây dựng, chi phí thấp để khuyến cáo áp dụng cho các địa phương.

Về thức ăn, phải chủ động nguồn thức ăn tinh (bắp, sắn, lúa...) cho chăn nuôi trên cơ sở khai thác tối ưu nguồn thức ăn sản xuất tại địa phương. Ngoài ra, cần tập trung phát triển diện tích trồng cỏ nguyên liệu thâm canh, chủ động nguồn thức ăn thô xanh, áp dụng các biện pháp ủ chua, phơi khô để dự trữ, cung cấp đủ thức ăn thô xanh cho trâu, bò, dê.

Đặc biệt, nhất thiết phải thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi, chăm sóc đàn vật nuôi tốt để đảm bảo sức khỏe và năng suất, chất lượng sản phẩm. Theo đó, cơ sở chăn nuôi phải có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với giống, lứa tuổi và mục đích sản xuất của từng loại vật nuôi.

Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền để người chăn nuôi thay đổi được nhận thức, nắm bắt được các kỹ thuật để chủ động phòng trị bệnh cho vật nuôi. Trong đó, khâu tiêm phòng vắc xin theo định kỳ, đúng quy trình và vệ sinh môi trường, phun tiêu độc, khử trùng một cách thường xuyên là yêu cầu mang tính bắt buộc.

Bên cạnh đó, cần phải giám sát chặt chẽ các loại bệnh phổ biến trên gia súc, gia cầm như lở mồm long móng, tai xanh, cúm A/H5N1. Ngoài ra, các địa phương cần nhanh chóng củng cố lại hệ thống thú y cơ sở, nhất là cấp xã và đẩy mạnh công tác khuyến nông, đẩy nhanh việc nhân rộng các mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh...


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Khoai Tây Vụ Đông Hiệu Quả Kinh Tế Từ Khoai Tây Vụ Đông

Vài năm gần đây, cây khoai tây đã trở thành cây trồng chủ lực trong sản xuất vụ đông, mang lại nguồn thu nhập cao nhất trong năm đối với nông dân xã Quỳnh Nguyên (Quỳnh Phụ - Thái Bình). Những ngày cuối năm, thời tiết ấm dần lên, trên khắp các cánh đồng Phương Quả Ðông, Phương Quả Nam… bà con nông dân đang hối hả thu hoạch khoai tây.

22/01/2014
Phụng Đức B Bến Tre Trúng Mùa Chôm Chôm Phụng Đức B Bến Tre Trúng Mùa Chôm Chôm

Bên cạnh sự náo nhiệt tại các hộ làm hoa kiểng bán Tết những ngày này tại ấp Phụng Đức B, xã Phú Phụng (Chợ Lách - Bến Tre), không khí lao động của nông dân cũng nhộn nhịp không kém. Họ đang bước vào thu hoạch chôm chôm vụ nghịch.

22/01/2014
Trồng Chanh Cho Lãi Tới 200 Triệu Đồng/ha Trồng Chanh Cho Lãi Tới 200 Triệu Đồng/ha

Thời gian qua, tại Long An, trong khi sản xuất lúa và nhiều loại loại cây trồng khác đạt hiệu quả thấp thì cây chanh lại giúp nông dân thu lãi khá cao.

22/01/2014
Khuyến Cáo Nhà Vườn Trồng Thanh Long Các Biện Pháp Phòng, Chống Bệnh Đốm Trắng Khuyến Cáo Nhà Vườn Trồng Thanh Long Các Biện Pháp Phòng, Chống Bệnh Đốm Trắng

Nhằm giúp nhà vườn trồng thanh long đối phó với bệnh đốm trắng đang hoành hành trên thanh long, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam kết hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Tiền Giang tổ chức triển khai 7 nghiệm thức phòng trừ tổng hợp bệnh đốm trắng trên 210 trụ thanh long ở huyện Chợ Gạo, đã mang lại những thành công trong việc khống chế dịch bệnh đốm trắng trên thanh long.

22/01/2014
Xoài Cát Hòa Lộc Bao Trái Tăng Giá Xoài Cát Hòa Lộc Bao Trái Tăng Giá

Hiện xoài cát Hòa Lộc áp dụng kỹ thuật bao trái cân xô giá đến 40.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng so với đợt xoài bán dịp Noel. Với giá này, 1 công xoài chăm sóc tốt cho thu nhập 35 - 40 triệu đồng. Huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có khoảng 1.000ha xoài cát Hòa Lộc, trong đó có khoảng 200ha áp dụng kỹ thuật bao trái, tập trung nhiều ở thị trấn Bảy Ngàn, xã Tân Hòa.

22/01/2014