Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Tôm sạch được giá

Tôm sạch được giá
Tác giả: SÔNG LA
Ngày đăng: 18/04/2016

Ông Đặng Ngọc An, thôn Hiệp Hưng, xã Bình Hải (Thăng Bình) nuôi 1 ha tôm thẻ chân trắng, ông phân ra 5 ao. Số diện tích này ông đều lót bạt trên cát, ông thả với mật độ 120 con/m2.

Quá trình thả nuôi ông bơm nước ngoài biển kết hợp với nguồn nước ngọt. Đến nay ông thu hoạch, đạt 57 con/kg, thương lái thu mua 187.000 đồng/kg. Tổng thu được 15 tấn, ông cầm về 1,5 tỷ đồng sau khi đã trừ chi phí.

Theo ông An, để có được thành công đó, ông nuôi theo phương thức khép kín. Nguồn giống, thức ăn, cách thức chăn nuôi đều áp dụng theo Cty C.P của Thái Lan.

Mặc dù tôm giá bán cao nhưng hiện ở Quảng Nam người dân nuôi tôm “sạch” đếm trên đầu ngón tay. Bà con thường nuôi tôm trọng lượng nhỏ, chất lượng không đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Loại tôm này giá rẻ, rất bấp bênh. Cũng vì thế mà đang vụ thả nuôi nhưng ao hồ ở Quảng Nam bỏ hoang rất nhiều.

Vụ trước giá bán từ 150-170.000 đồng/kg nhưng vụ này tăng lên gần 190.000 đồng/kg. Vụ nuôi rất thành công, được mùa lại được giá nên ông đang xử lý ao hồ thả nuôi tiếp.

Ông An chia sẻ thêm, hiện thị trường ưa tôm cỡ lớn, không chứa chất kháng sinh, thuốc. Mỗi lần thương lái đến mua, họ lấy mẫu rồi phân tích rất kỹ, sau 2 lần nếu kết quả đạt thì mới thu mua, còn hồ nào không đạt trọng lượng, chất lượng họ không mua.

Ông Nguyễn Xuân Cần, thôn Kỳ Trân, xã Bình Hải (Thăng Bình) cũng vừa xuất bán tôm thương phẩm với giá bán cao. Loại 60 con/kg, thương lái thu mua 220.000 đồng/kg. Thương lái về mua trực tiếp tại ao, họ thu mua tôm rồi thả vào thùng, sau đó bơm ôxi cho tôm sống chuyển đi.

Người nuôi phải đáp ứng được 3 yêu cầu. Thứ nhất, tôm phải có kích cỡ lớn. Tiếp nữa là có số lượng nhiều, để thương lái tiện bảo quản. Cuối cùng đáp ứng được quy chuẩn vệ sinh ATTP theo quy định.

Để làm được điều này, người nuôi không được dùng kháng sinh, hóa chất trong quá trình nuôi. Vì thương lái rất khắt khe, họ lấy mẫu 2 lần cách nhau 1 tuần trước khi mua và vớt tôm tại hồ.


Tôm sạch bán giá cao

Ngoài ra, tôm xuất khẩu, do đường sá xa xôi, không thể sống lâu nên thương lái chọn cách ướp đá, cho vào thùng xốp ngay khi mua, vớt lên từ ao nuôi của các nông hộ.

“Loại tôm này có giá trị thấp hơn so với tôm sống nhưng vẫn đem lại lợi nhuận cao khi đáp ứng được tiêu chí xuất khẩu là không có dư lượng kháng sinh lúc thu hoạch. Vả lại, từ sau tết đến nay, thị trường châu Á, đặc biệt là Trung Quốc rất ăn hàng nên bán càng được giá”, bà Nguyễn Thị Chính, thương lái mua tôm từ Hà Nội vào cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) cá nuôi bị thiệt hại do hạn hán Huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) cá nuôi bị thiệt hại do hạn hán

* Khui đập Ngang Kè đưa nước ngọt phục vụ sản xuất. Theo UBND huyện Hồng Dân (Bạc Liêu), do xâm nhập mặn, nắng hạn kéo dài đã làm hàng chục héc-ta cá nuôi của huyện bị thiệt hại.

15/04/2016
Chất kháng sinh, chất cấm tràn lan thị trường Chất kháng sinh, chất cấm tràn lan thị trường

Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất nước, với 299.818ha. Từ nhiều năm qua, ngoài vấn đề chất lượng con giống, ngành chức năng còn phát hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nông dân bán những loại thuốc có chất kháng sinh, chất cấm không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường.

15/04/2016
Quảng Bình bàn giao tàu vỏ thép dịch vụ hậu cần nghề cá Quảng Bình bàn giao tàu vỏ thép dịch vụ hậu cần nghề cá

Ngày 17/4,, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Quảng Bình ( Sở NN-PTNT Quảng Bnhf) đã tổ chức lễ bàn giao và đưa vào sử dụng tàu cá vỏ thép đầu tiên đóng theo Nghị định 67 của Chính phủ.

18/04/2016