Tôm hùm rớt giá thê thảm người nuôi điêu đứng vì lỗ
Hiện nay, toàn đảo Lý Sơn có khoảng 62 bè lồng nuôi tôm hùm, tương đương khoảng 100.000 con.
Vào vụ mùa năm 2014, giá tôm hùm nuôi dao động từ 2 - 2,3 triệu đồng/kg thì ở mùa thu hoạch năm nay, tôm hùm rớt giá xuống còn khoảng 1,2 triệu đồng/kg.
Tôm hùm đã đến kỳ thu hoạch nhưng người nuôi tôm ở đảo Lý Sơn vẫn méo mặt vì giá rớt thê thảm.
Theo thống kê của người nuôi tôm hùm, chi phí mỗi con tôm giống giá khoảng 350.000 đồng, tổn phí thức ăn khoảng 400.000 đồng/con và 500.000 đồng/ con về chí phí thuê người nuôi, thuốc men phòng và chống bệnh dịch,...
Tổng kinh phí nuôi mỗi con tôm đến kỳ thu hoạch chiếm khoảng 1.250.000 đồng.
Bà Phạm Thị Hải (ngụ xã An Hải, Lý Sơn) cho biết: “Với mức giá 1,2 triệu đồng/kg như hiện nay, cả ngàn con đang nuôi cầm chừng trong lồng bè, nếu bán thì lỗ hơn 50 triệu đồng vụ này”.
Trước đó, vào tháng 10/2015 vừa rồi, hơn 10.000 con tôm hùm chết không rõ nguyên nhân, khiến người nuôi tôm lỗ hàng tỷ đồng thì nay lại còn bị rớt giá cả triệu đồng.
“Tôi nuôi hơn 5.000 con, không lẽ bán bây giờ thì coi như năm nay làm không công mà còn lỗ hơn 200 triệu đồng nữa, chúng tôi không biết làm sao đây”, ông Nguyễn Văn Hiệp (ngụ xã An Vĩnh) than thở.
Những lồng bè nuôi tôm được hình thành như thế này giữa đại dương ven vùng biển Lý Sơn.
Bà Phạm Thị Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho rằng: “Những năm gần đây, các hộ nuôi tôm hùm ngày càng nhiều.
Mặc dù huyện đã khuyến cáo nhưng bà con vẫn nuôi ồ ạt, trong khi đó đầu ra không ổn định, tất cả chỉ dựa vào giá do thương lái thu mua tại lồng bè.
Với tình hình này, địa phương đang tích cực phối hợp với các đầu mối, đơn vị chức năng tìm đầu ra giúp người nuôi tôm; đồng thời quy hoạch lại lồng nuôi cho phù hợp với thị trường”.
Vì sợ bán bị lỗ, hầu hết người nuôi tôm ở Lý Sơn vẫn chưa chịu bán và nuôi cầm chừng chờ giá tăng.
Có thể bạn quan tâm
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Krông Nô (Đắk Nông) thì trên địa bàn huyện hiện có khoảng 150-170 ha diện tích mặt nước đang được khoảng 600 hộ dân tận dụng để nuôi trồng thủy sản.
Nhằm bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản góp phần đưa ngành Thủy sản phát triển nhanh, các địa phương đang tập trung chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
Từ ngày 31/7 đến nay, tại 2 huyện Thái Thụy và Tiền Hải (Thái Bình) đã xảy ra hiện tượng ngao nuôi bị chết. Ngay sau khi nhận được thông tin từ phía địa phương, Chi cục Nuôi trồng thủy sản (NTTS) và các đơn vị liên quan đã phối hợp đi kiểm tra tình hình thực tế tại các xã có diện tích nuôi ngao.
An Thủy (Ba Tri) và Bình Thắng (Bình Đại) được xem là 2 làng nghề thủy sản đặc trưng của Bến Tre. Hàng năm, một lượng lớn sản phẩm thủy sản được sản xuất và bán đi nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, nhưng giá trị kinh tế lại không cao. Một trong những nguyên nhân chính là hầu hết sản phẩm của làng nghề được bán đại trà, không có thương hiệu riêng.
Thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ (KH-CN) xây dựng mô hình nuôi thỏ New Zealand”, tháng 8 năm 2013, Sở KH-CN đã hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật phát triển mô hình nuôi thỏ cho gia đình chị Đỗ Thị Thảo, ở khu phố 3, thị trấn Nga Sơn (Thánh Hóa).