Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Chết Hàng Loạt Do Tồn Dư Chất Bảo Vệ Thực Vật

Tôm Chết Hàng Loạt Do Tồn Dư Chất Bảo Vệ Thực Vật
Ngày đăng: 31/05/2012

Theo kết quả kiểm tra, phân tích của Tổng cục Thủy sản vừa gửi về thì tình trạng tôm nuôi bị chết hàng loạt tại tỉnh Phú Yên gần đây là do tồn dư các chất bảo vệ thực vật Cypermethrin, Deltamethrin trong môi trường nước.

Ngày 29.5, ông Nguyễn Tri Phương - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Phú Yên cho biết: Các chất này từ kênh rạch theo nước vào hồ nuôi tôm hoặc có trong chất diệt tạp, là nguyên nhân chính làm teo gan và tụy của tôm. Sau đó nhiều hồ nuôi lại xả nước thải ra ngoài, làm lây nhiễm nguồn bệnh cho môi trường xung quanh.

Được biết, từ đầu vụ tôm đến nay, Phú Yên có hơn 780ha tôm bị dịch bệnh. Trong đó, tại vùng nuôi tôm hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa), diện tích tôm bị dịch bệnh gây mất trắng hoặc phải thu hoạch non chiếm đến 90%. Phần lớn hộ nuôi tôm thua lỗ, hộ nhiều thì lỗ vài ba trăm triệu đồng, ít cũng mất 5-7 chục triệu đồng.

Những ngày gần đây, tôm thẻ chân trắng nuôi ở các huyện Núi Thành, Thăng Bình, TP.Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) bỗng dưng chết hàng loạt. Diện tích tôm chết lên đến 50ha. Tình trạng này làm cho nhiều gia đình lâm vào cảnh trắng tay. Ngày 29.5, một chủ hồ nuôi tôm ở xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ, cho hay, ông nuôi 3 hồ tôm với diện tích 1ha. Trong đó, một hồ rộng 2 sào, ông vừa mới trải bạt thả 10 vạn tôm thẻ chân trắng nuôi thử vụ đầu. Nuôi trên 30 ngày, bỗng dưng tôm chết nổi trắng hồ không rõ nguyên nhân. Chưa thu hoạch đã lỗ gần 20 triệu rồi. Theo nhiều chủ hồ nuôi tôm, nuôi tôm thẻ chân trắng vụ này rất khó vì nắng nóng, mưa dông liên tục, nhiệt độ thay đổi thất thường, tôm không sống nổi.

Có thể bạn quan tâm

Triển vọng vùng nguyên liệu gấc ở Yên Thế (Bắc Giang) Triển vọng vùng nguyên liệu gấc ở Yên Thế (Bắc Giang)

Những năm qua, nhờ chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhiều loại giống cây mới đã được nông dân huyện Yên Thế (Bắc Giang) đưa vào sản xuất trong đó có cây gấc. Bước đầu đánh giá đây là giống cây phù hợp với đồng đất, khí hậu của địa phương và cho hiệu quả kinh tế cao.

21/04/2015
Giống bí Hàn Quốc cho thu lãi 10 triệu đồng/sào Giống bí Hàn Quốc cho thu lãi 10 triệu đồng/sào

Vụ xuân năm nay, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đưa vào trồng thí nghiệm giống bí Hàn Quốc (còn gọi là bí ngồi) tại xóm Trại Vàng, xã Tân Đức.

21/04/2015
Xây dựng mô hình canh tác lúa chịu ngập úng, nhiễm mặn ở huyện Phù Cát (Bình Định) Xây dựng mô hình canh tác lúa chịu ngập úng, nhiễm mặn ở huyện Phù Cát (Bình Định)

Với sự hỗ trợ kinh phí của Quỹ Môi trường toàn cầu Chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam, vụ Ðông - Xuân 2014 - 2015 lần đầu tiên 88 hộ dân ở xã Cát Tiến và Cát Chánh (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) triển khai mô hình thâm canh lúa chống chịu ngập úng và nhiễm mặn.

21/04/2015
Hái ra tiền nhờ nuôi bồ câu Hái ra tiền nhờ nuôi bồ câu

Ít ai ngờ giữa cánh đồng nắng cháy ở thôn Hiệp Thanh, xã Cam Thịnh Đông (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) lại có một cơ sở nuôi chim bồ câu với số lượng hơn 2.000 con. Chủ nhân của cơ sở này mỗi tháng thu nhập vài chục triệu đồng mà không cần tốn nhiều công sức…

21/04/2015
Nuôi heo làm giàu Nuôi heo làm giàu

Trong khi nhiều địa phương đang lựa chọn trồng cây gì, nuôi con gì mang lại giá trị kinh tế cao thì phường Hương Vân, TX Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, đã “mặc định” mô hình nuôi heo là hướng làm giàu cho người dân địa phương.

21/04/2015