Nông Dân Chết Đứng Vì Cá Chẽm
100 hộ dân ở xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi đang điêu đứng vì cá chẽm nuôi ra không bán được, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Giá rớt thê thảm, cá vẫn ế
Tính đến thời điểm này dù số cá chẽm nuôi qua thời gian xuất bán gần 2 tháng nhưng không một ai nuôi cá chẽm ở Tịnh Kỳ bán được con nào dù hàng trăm lần gọi điện chào hàng. “Giá cá hiện chỉ còn 45.000 đồng/kg, chưa bằng 1/2 so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng chúng tôi vẫn không bán được”- anh Nguyễn Hồng Thành, một hộ nuôi cá chẽm, rầu rĩ.
Dù không bán được nhưng người nuôi vẫn phải tốn tiền mua thức ăn nuôi cá vì chỉ cần bỏ đói một vài hôm là cá chết sạch, coi như mất trắng. Vì vậy, 100 hộ này phải thức đêm canh giữ, trả tiền điện, mua dầu chạy máy để sục khí cho cá chẽm. Mỗi ngày, số hộ nuôi cá chẽm ở đây phải chi từ 2-3 triệu đồng/hộ để mua thức ăn cho cá. 100 hộ dân nuôi cá chẽm của Tịnh Kỳ như ngồi trên đống lửa.
Theo chính quyền Tịnh Kỳ thì hơn 3 năm trước, sau một thời gian dài lận đận với con tôm dịch bệnh, nhiều hộ dân ở địa phương chuyển sang nuôi cá chẽm. 2 vụ nuôi sau đó (năm 2010-2011 và 2011-2012), thấy hiệu quả kinh tế mang lại từ vật nuôi này khá cao nên vụ nuôi 2012-2013, nhiều hộ khác đã đầu tư để nuôi.
So với con tôm, chi phí nuôi cá chẽm không kém gì mấy. Tuy nhiên bù lại lợi nhuận cao. Ông Võ Hướng- một nông dân nuôi cá chẽm cho biết: Với 3 ao nuôi, tổng diện tích khoảng 8.000m2 của gia đình, không tính công trông nom và chăm sóc, chỉ tiền mua con giống và thức ăn từ khi thả đến khi thu hoạch khoảng 8 tháng (từ tháng 8 năm trước đến khoảng tháng 3 năm sau) là 300 triệu đồng. Khi đó trọng lượng cá sẽ đạt bình quân 1kg/con. Nếu với giá mua năm trước từ 85.000-100.000 đồng/kg, thì lãi từ 150-200 triệu đồng. Còn nếu như hiện nay thì lỗ gần 100 triệu đồng.
Rủi ro chồng chất
Ngoài nỗi lo không biết bao giờ mới bán được cá, một nỗi ám ảnh khác đang đè nặng lên vai người nuôi cá chẽm Tịnh Kỳ đó là mất điện. Ông Lê Nông, một hộ nuôi khác, cho biết: Để đầu tư kéo điện về đến hồ chạy máy sục khí cho cá, mỗi hộ phải tiêu tốn từ 40-70 triệu đồng. Tuy nhiên hơn 1 tháng qua không hiểu sao điện chập chờn và quá yếu nên quạt chạy không nổi làm cháy 30 mô tơ của người nuôi. Theo đó, cá nuôi nhiều hộ bị thiếu oxy chết nổi đầy hồ. Vì vậy nhiều người đành phải bỏ tiền mua máy về để phòng hờ.
Tại buổi làm việc với Báo NTNN vào trưa ngày 6.6, ông Võ Minh Vương - Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Kỳ, cho biết: Vụ năm 2013 có 100 hộ nuôi, tăng gần 40 hộ so với vụ trước, với tổng diện tích ước khoảng 30ha, tổng sản lượng ước đạt khoảng 4.000 tấn. Theo đó người ít nhất diện tích nuôi khoảng 1.000m2, nhiều nhất lên đến 20.000m2.
Hiện đến thời điểm này dù quá thời gian thu hoạch gần 2 tháng nhưng vẫn chưa có hộ nào bán được vì không có ai mua. Cùng với gửi văn bản cho huyện và tỉnh, xã cũng đã đánh tiếng nhờ số thương lái hải sản tìm nơi tiêu thụ giúp. Thế nhưng vẫn chưa thấy họ trả lời gì. Ngay mô hình nuôi cá chẽm điểm do khuyến ngư tỉnh triển khai tại hộ ông Cao Văn Quang, trên diện tích 5.000m2, dù đã tổng kết hơn 1 tháng, nhưng hiện vẫn chưa bán được
Có thể bạn quan tâm
Hiện tại, HTX Thạnh Phước, ở xã Đông Thạnh chỉ tiêu thụ từ 1.000 - 1.500kg cung cấp cho các chợ đầu mối lân cận; còn những hợp đồng lớn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước thì không đủ số lượng theo hợp đồng. Theo các nhà vườn nơi đây, gần đến Tết Nguyên đán, giá chanh không hạt sẽ tăng trở lại và sản lượng sẽ tăng lên, bởi nhà vườn đang chăm sóc xử lý cho trái nghịch vụ.
Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích thanh long toàn tỉnh Bình Thuận tiếp tục tăng mạnh. Năm 2014, thanh long tiếp tục trồng mới thêm 3.381 ha, đưa diện tích thanh long trên toàn tỉnh lên 24.000 ha, sản lượng ước đạt 500.000 tấn.
Sầu riêng là một trong những cây ăn trái chủ lực của cả nước và vùng Nam bộ. Những năm qua, tình trạng được mùa, rớt giá thường xuyên xảy ra, nhất là vào mùa thuận do đụng với nhiều loại trái cây khác. Vì thế, rải vụ được xem là giải pháp hiệu quả đang được ngành Nông nghiệp quan tâm triển khai.
Từ nhiều năm nay, xử lý thanh long cho ra quả vụ nghịch được coi là giải pháp hữu hiệu mang lại nguồn thu chính của nhà vườn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Bởi, thông thường giá bán nghịch vụ lúc nào cũng cao hơn chính vụ. Thế nhưng, vào thời điểm này, thanh long đang thu hoạch rộ thì giá bán trên thị trường sụt giảm mạnh, thấp hơn lúc chính vụ.
Anh Nguyễn Văn Sang ở Sông Bình (Bắc Bình - Bình Thuận) đã sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt và tưới phun Israel cho 3.000 trụ thanh long 2 năm nay cho biết: Tôi đầu tư khoảng 300 triệu đồng để bắt hệ thống tưới nhỏ giọt ISRAEL. Tuy vốn bỏ ra khá lớn nhưng bù lại chỉ cần 2 người làm là điều hành tốt việc tưới, bón phân giúp giảm áp lực vào mùa cao điểm phải kêu công lao động rất khó khăn…