Hiệu quả mô hình nuôi gà 6 ngón ở Hoành Bồ

Gia đình chị Đoàn Thị Thu Cúc, khu 1, thị trấn Trới là một trong những hộ đầu tiên triển khai mô hình nuôi gà 6 ngón.
Năm 2013, gia đình chị đầu tư nuôi 200 con theo hình thức thả vườn, nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, phòng dịch tốt nên đàn gà nhà chị phát triển cho hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2014 được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân, gia đình chị đã đầu tư phát triển thêm đàn gà.
Đến nay, trang trại nhà chị đã có khoảng 10.000 con cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm và trở thành địa chỉ cung cấp gà giống và gà thương phẩm lớn nhất huyện Hoành Bồ.
Trao đổi với chúng tôi chị Cúc cho biết: Trước đây, gia đình tôi cũng nuôi các loại gà khác nhau nhưng hiệu quả kinh tế không cao.
Từ khi nuôi gà nhiều cựa theo hình thức thả vườn hiệu quả kinh tế mang lại hơn hẳn.
Đây là giống gà bản địa lâu đời của địa phương, gà có đặc điểm mỗi bên chân 6 ngón, gà trống có màu lông đỏ, vàng và đen, gà mái thường chỉ có màu vàng, chân của loại gà này thấp hơn gà bình thường.
Đặc biệt gà dễ nuôi, có khả năng thích nghi cao, lại cho ra sản phẩm thịt rất thơm, ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Mặt khác, gà 6 ngón không những dễ nuôi mà chi phí lại ít vì nuôi theo mô hình thả vườn nên gà tự kiếm ăn một phần, ngoài ra chỉ cần cho ăn thêm ngô, thóc.
Sau 5 - 6 tháng nuôi, trọng lượng tối đa đối với gà trống từ 3 - 3,5kg, gà mái từ 2 - 2,5kg, với giá bán trên thị trường hiện nay là 200.000 - 220.000 đồng/kg.
Gà 6 ngón cho thịt thơm, ngon và ngọt, hàm lượng đạm cao hơn nhiều so với một số giống gà địa phương nên giá thành tương đối cao.
Cũng giống như giống gà thương phẩm khác, chi phí từ 2,5kg đến 2,8kg thức ăn cho một kg trọng lượng nhưng khi xuất bán chỉ khoảng 100.000 đồng/kg, còn giống gà 6 ngón này bán được gấp đôi 200.000 đồng/kg.
Chị Nguyễn Thị Phượng, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Trới cho biết: Thời gian trước, một số hộ dân trên địa bàn huyện đã nuôi tự phát giống gà 6 ngón trôi nổi trên thị trường không đảm bảo chất lượng.
Để tạo điều kiện giúp nông dân trong thị trấn tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, đầu tư giống có chất lượng cao, làm chuồng trại, mở rộng chăn nuôi, nâng cao thu nhập, HND thị trấn Trới lập Dự án đầu tư nuôi gà 6 ngón sinh sản, xây dựng mô hình tổ hợp tác liên kết phát triển sản xuất.
Tham gia dự án có 14 hộ, mỗi hộ được hỗ trợ 100 con gà giống và được tập huấn kỹ thuật.
Đến nay đàn gà của các hộ phát triển tốt và bán ra thị trường ổn định.
Từ thành công bước đầu, hiện trên địa bàn huyện Hoành Bồ đang cho nhân rộng việc nuôi gà 6 cựa ra trên địa bàn ở 7 xã với số lượng hơn 400.000 con.
Được biết thời gian tới huyện Hoành Bồ sẽ tiếp tục hỗ trợ phát triển thêm và nhân rộng giống gà 6 cựa này, đưa vào sản phẩm OCOP của địa phương, góp phần giúp bà con nông dân phát triển kinh tế gia đình và vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Tăng năng suất, khắc phục hiện tượng sượng cơm trái sầu riêng là yêu cầu chính đặt ra đối với đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng quy trình canh tác hợp lý nhằm đảm bảo và nâng cao năng suất, chất lượng sầu riêng ở huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa)”.

Nhà vườn ở miền Tây đang mùa trái chín bắt đầu “thấm đòn” trước tác động kép: Hàng tiêu thụ chậm nay lại gặp thêm “nhà xe” tăng phí vận chuyển. Thương lái, nhà vựa thu mua trái cây cầm chừng, trái cây rớt giá sâu.

Ông Nguyễn Công Thừa, chủ nhiệm Hợp tác xã rau Anh Đào (Đà Lạt, Lâm Đồng), cho biết do ảnh hưởng của thời tiết, mưa nhiều và nguồn cung giảm, chưa kể chi phí vận tải cũng tăng, khiến giá nhiều mặt hàng rau tăng từ 100-200%.

Vụ tôm đầu năm nay, tỉnh Bình Định thả nuôi gần 2.200 ha diện tích mặt nước. Song nhiều vùng nuôi trọng điểm mới thả giống được 1 tháng rưỡi thì tôm đã lăn đùng ra chết hàng loạt khiến người nuôi hoang mang.

Vụ nuôi tôm xuân – hè 2014, huyện Hoằng Hóa phấn đấu nuôi thả 1.359 ha tôm; trong đó, diện tích thả tôm sú là 1.351 ha, tôm he chân trắng là 8 ha. Từ đầu tháng 4 đến nay, do thời tiết ấm áp, các chủ đầm nuôi tôm đã đấu mối với các cơ sở sản xuất giống thủy sản trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa để lấy nguồn giống bảo đảm chất lượng vào nuôi thả.