Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Tìm giải pháp phát triển bền vững thị trường xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản

Tìm giải pháp phát triển bền vững thị trường xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản
Tác giả: VIẾT HIỀN
Ngày đăng: 14/12/2015

Theo Cục Xúc tiến thương mại, cả nước hiệncó trên 4.000 doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ, sử dụng khoảng 300.000 lao động và hình thành 5 trung tâm chế biến gỗ lớn, trong đó có tỉnh Bình Định.

Ngoài ra, còn có 340 làng nghề với hàng vạn hộ gia đình và cơ sở chế biến gỗ.

Ngành chế biến gỗ hiện là một trong năm ngành có giá trị xuất khẩu hàng đầu Việt Nam.

Việt Nam hiện đứng đầu khu vực Đông Nam Á, thứ hai Châu Á và thứ sáu Thế giới về xuất khẩu gỗ.

Tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước năm 2014 đạt 6,23 tỉ USD, tăng 11,5%...

Tuy nhiên, ngành chế biến gỗ Việt Nam vẫn nhiều khó khăn và thách thức như: Việt Nam đang phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu với chi phí ngày càng tăng, nguồn cung giảm dần;

Năng lực tổ chức làm ăn kiểu công nghiệp và tính liên kết của các doanh nghiệp gỗ còn yếu, thiếu những mạng phân phối đồ gỗ chuyên nghiệp ở thị trường trong và ngoài nước;

Một số thị trường lớn trên thế giới đang gia tăng các rào cản kỹ thuật và hành vi bảo hộ thương mại tinh vi, nhất là đạo luật LACEY của Mỹ và Hiệp định FLEGT của châu Âu…

Một số giải pháp phát triển bền vững thị trường xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản được đề xuất tại hội thảo là:

Các doanh nghiệp chế biến gỗ, lâm sản Việt Nam cần chủ động tìm hiểu thông tin, nghiên cứu thị hiếu, nhu cầu và triển vọng thị trường để phát triển các mẫu mã phù hợp với thị hiếu; tích cực quảng bá thương hiệu, chú trọng thị trường nội địa…

Trước mắt, các doanh nghiệp nên đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm tinh, tập trung phát triển sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao như: đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ…

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng và tổ chức nguồn nhân lực thích nghi với tác phong làm việc theo môi trường hiện đại, đào tạo quản lý cấp cao về chiến lược phát triển sản phẩm mới…

Tại Hội thảo, các doanh nghiệp chế biến gỗ của Bình Định cũng đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực; đưa ra những vướng mắc về cơ chế, chính sách đối với ngành chế biên gỗ …


Có thể bạn quan tâm

Có Vườn Ươm Giống Cà Phê Cao Sản Ở Bảo Lâm (Lâm Đồng) Có Vườn Ươm Giống Cà Phê Cao Sản Ở Bảo Lâm (Lâm Đồng)

Trên địa bàn huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) hiện có 27.300ha cà phê. Nhận thấy nhu cầu rất lớn về cây giống phục vụ cho Chương trình tái canh cà phê, ông Bùi Đình Thám (thôn 12, xã Lộc Thành) đã mạnh dạn dành 2.000m2 đất, trong tổng số 4.000m2 đất vườn nhà, để sản xuất cây cà phê giống cao sản, cung ứng cho thị trường.

02/06/2014
Làm Giàu Từ Sản Xuất Giống Cây Lâm Nghiệp Làm Giàu Từ Sản Xuất Giống Cây Lâm Nghiệp

Những năm gần đây, nghề ươm giống cây lâm nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhất là ở khu vực miền núi.

18/02/2014
Lâm Thao Triển Khai Kế Hoạch Sản Xuất Nông Lâm Thủy Sản Năm 2015 Lâm Thao Triển Khai Kế Hoạch Sản Xuất Nông Lâm Thủy Sản Năm 2015

Huyện đã mở rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn lên 393ha; thực hiện gần 240ha diện tích lúa tái sinh ở những vùng sâu, trũng nhằm nâng cao thu nhập. Nhiều loại giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt như: J02, DDS1, Thiên ưu 8, RVT, CXT30 được khảo nghiệm và nhân rộng trên địa bàn.

05/11/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.