Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Tìm chỗ đứng riêng cho trà xứ Tuyên

Tìm chỗ đứng riêng cho trà xứ Tuyên
Tác giả: Lê San
Ngày đăng: 19/08/2016

“Trà xứ Tuyên cũng ngon không kém gì trà Thái Nguyên, nhưng nhiều khi trà sản xuất ở đây phải mang sang đó, bán dưới mác trà Thái Nguyên để được giá hơn.

Tại sao mình không xây dựng thương hiệu trà an toàn của riêng mình, không dùng thuốc bảo vệ thực vật, không dùng phân bón hoá học để vừa nâng cao thu nhập của mình vừa phát triển thương hiệu trà Tuyên Quang” - anh Trịnh Xuân Thanh- chủ cơ sở sản xuất thương mại Duy Phát (thôn 12, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang) trăn trở.

Kiên trì với trà an toàn

Hiện nay, trên 2ha chè, anh Thanh triển khai các bước theo quy trình hướng dẫn nông nghiệp hữu cơ để được Chứng nhận PGS (hệ thống bảo đảm cùng tham gia) đảm bảo sản phẩm được sản xuất theo đúng quy trình, tuân thủ các quy định trong sản xuất hữu cơ Organic theo tiêu chuẩn PGS Việt Nam.

Khởi nghiệp là nhân viên kế toán, song nhìn thấy giống chè gia đình, bà con, họ hàng xung quanh vất vả làm ra nhưng có giá trị chưa xứng đáng, năm 2013, anh Thanh cùng gia đình đã đầu tư hơn 400 triệu đồng để xây dựng nhà xưởng chế biến hợp vệ sinh thực phẩm.

“Không giống như ở Thái Nguyên, hầu hết người trồng chè ở chỗ chúng tôi đều thu hoạch để bán cho nhà máy chè, chỉ có rất ít người làm xưởng chế biến vì đầu tư lớn, mất nhiều khâu.

Và cũng không biết đến bao giờ mới thu lại được vốn” – anh Thanh chia sẻ.

Toàn bộ khu nhà xưởng được anh ốp gạch men, chè tươi sau thu hái được rải trên bạt, chè hoàn hoàn không tiếp xúc trực tiếp với sân gạch.

Các dụng cụ sấy, sao chè đều làm bằng inox.

Ở công đoạn tạo hình chè hay còn gọi là “vò” chè, anh đặt riêng người sản xuất thay thế bề mặt của máy làm bằng gỗ thay thế sắt đơn thuần như nhiều nơi vẫn làm.

Bởi theo anh, vật liệu bằng sắt theo thời gian sẽ bị ôxy hoá, han gỉ, khi chế biến chè sẽ ngửi thấy vị tanh của sắt còn vương lại.

Làm bằng gỗ độ bền không cao, tốn kém chi phí, nhưng đã làm, anh Thanh quyết định làm phải tới nơi tới chốn.

Anh hợp tác cùng 3 hộ gia đình xung quanh sản xuất chè theo công nghệ an toàn không sử dụng phân bón hoá học.

Tất cả đều sử dụng phân vi sinh, từ phân chuồng ủ mục.

Ngay cả khâu phòng trừ sâu bệnh anh cũng tìm hiểu cách pha chế, ngừa sâu bệnh cho chè bằng hỗn hợp xay từ cây sả, ớt, lá xoan và thuốc lào, loại bỏ hoàn toàn thuốc trừ sâu.

Bao nhiêu chè của 3 hộ gia đình sản xuất ra, anh đều bao tiêu cho họ, chỉ cần họ làm theo đúng quy trình của anh.

“Nhiều người cũng nghi ngờ cách làm của tôi, họ bảo xung quanh đều phun thuốc hoá học, mình muốn làm an toàn sao được.

Nhưng thực ra chè nhà mình ở đầu lô, người ta phun định kỳ phải qua 45 ngày mới ngắt hái.

Nếu không an toàn, ngay mẫu thử sản phẩm đã cho ra ngay dư lượng thuốc” – anh Thanh cho biết.

Anh Thanh chia sẻ: “Khó khăn khi bắt tay vào sản xuất theo quy trình an toàn nhiều không kể hết, thất bại cũng nhiều, quan trọng là không được nóng vội.

Khi mới làm, thị trường chưa có, những tháng mùa hè thu được nhiều trà lại không có người mua, những tháng gần tết trà hiếm lại đắt khách.

Trà để càng lâu sẽ mất mùi, hương vị không còn ngon như lúc đầu nên càng khó.

Cứ phải vừa làm vừa đi tìm khách hàng.

Có lúc đi hết các con phố chuyên bán trà ở Hà Nội, chẳng ai chịu cho mình tiếp cận vì không biết quy trình, chất lượng ra sao.

Người ta vẫn quen mua trà của các đơn vị quen thuộc, đã có tiếng.

Nói mãi, giải thích mãi người ta cũng chịu tiếp, nhưng lại dìm giá, không trả đúng giá trị thực của nó.

Không phải ngẫu nhiên mà các loại trà trồng ở các vùng khác phải nhái mác của trà Thái Nguyên để cho dễ bán”.

Đa dạng sản phẩm

Sản phẩm chè do cơ sở của anh Thanh sản xuất đã có giá trị gấp 1,5 - 2 lần so với trước kia, giá bán đạt từ 300.000 - 800.000 đồng/kg, thị trường tiêu thụ được mở rộng ở hầu hết các tỉnh, thành phố phía Bắc, nhiều nhất là ở TP.Hà Nội và Hải Phòng.

 

Kiên trì và đảm bảo chất lượng, sản phẩm trà của anh Thanh dần trở thành sản phẩm ưa thích của người tiêu dùng.

Chủ yếu là lượng khách đặt làm theo yêu cầu cao, đảm bảo 1 tôm 2 lá, có khi là 1 tôm 1 lá.

Sản phẩm chè do cơ sở của anh Thanh sản xuất đã có giá trị gấp 1,5 - 2 lần so với trước kia, giá bán đạt từ 300.000 - 800.000 đồng/kg, thị trường tiêu thụ được mở rộng ở hầu hết các tỉnh, thành phố phía Bắc, nhiều nhất là ở TP.Hà Nội và Hải Phòng.

Trong đó sản phẩm chè khô an toàn của cơ sở đã được các cửa hàng bán nông sản sạch tại Hà Nội ký hợp đồng tiêu thụ, doanh thu hàng năm đạt từ 500 - 600 triệu đồng.

Với lượng lá chè “bánh tẻ” còn thừa, anh tận dụng nghiên cứu làm bột trà xanh.

“Sản phẩm bột trà xanh nguyên chất đã được bán thử nghiệm.

Sau một thời gian, chúng tôi nhận được phản hồi là bột khi pha rất thơm, ngon.

Đây cũng là một hướng đi hợp lý để người làm chè có thêm thu nhập” - anh Thanh nói.

 


Có thể bạn quan tâm

Thay lúa bằng màu cho lợi nhuận cao Thay lúa bằng màu cho lợi nhuận cao

Tìm giải pháp phát triển cây màu luân canh trên đất lúa theo hướng bền vững, phục vụ tái cơ cấu ngành trồng trọt vùng ĐBSCL là chủ đề của Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Long tổ chức.

19/08/2016
Cử nhân kinh tế nghỉ việc để trồng cỏ nuôi bò Cử nhân kinh tế nghỉ việc để trồng cỏ nuôi bò

Trang trại trồng cỏ Úc nuôi dê, bò của gia đình anh Huỳnh Châu Thành ở tổ 3, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa (Gia Lai) là mô hình đang mở ra hướng đi mới cho nhiều hộ nông dân vùng đất này. Trang trại của anh Thành chỉ mới thành lập năm 2014 nhưng bước đầu đã cho hiệu quả kinh tế.

19/08/2016
Kinh nghiệm hay ở xã khó khăn Kinh nghiệm hay ở xã khó khăn

Là xã miền núi thuộc diện khó khăn, song với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân, xã Liên Hòa (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) đang từng bước hoàn thành các tiêu chí, phấn đấu về đích vào cuối năm 2016.

19/08/2016