Tiêu thụ và sản xuất nuôi trồng thủy hải sản có trách nhiệm
Lưu ý của biên tập viên: Nuôi trồng thủy sản 101 là một chiến dịch do Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu điều hành nhằm mục đích giáo dục công chúng những điều cơ bản về nuôi trồng thủy sản, phổ biến thông tin theo cách đơn giản dễ hiểu. Chiến dịch đã xua tan những huyền thoại và đưa ra sự thật về tương lai đầy hứa hẹn của ngành. Trọng tâm của Nuôi trồng thủy sản 101 trong năm 2020 là liên kết nuôi trồng thủy sản với các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs). Mỗi tháng chúng tôi sẽ nghiên cứu một trong các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc và khám phá làm thế nào để ngành nuôi trồng thủy sản liên kết với những mục tiêu phát triển bền vững đó. Xem thêm hashtag #Aquestation101 trên phương tiện truyền thông xã hội để biết thêm thông tin.
Nền tảng của SDGs
Năm 2015, các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc (LHQ) đã triệu tập và thống nhất 17 mục tiêu được biết đến như là Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Những mục tiêu này được thiết kế để hướng dẫn những công dân trên hành tinh theo khuynh hướng hỗ trợ các thế hệ con người và động vật trong tương lai để sống và đáp ứng các nhu cầu tương ứng của họ khi khi đối mặt với biến đổi khí hậu. Liên Hợp Quốc mô tả SDGs như “một lời kêu gọi hành động khẩn cấp của tất cả các nước phát triển và các nước đang phát triển trong mối quan hệ đối tác toàn cầu. Họ nhận ra rằng việc chấm dứt đói nghèo và những thiếu thốn khác phải liên kết chặt chẽ với các chiến lược khác để cải thiện sức khỏe và giáo dục, giảm bất bình đẳng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tất cả đang chung tay khắc phục biến đổi khí hậu và hành động để bảo vệ đại dương và rừng của chúng ta."
Mục tiêu này có ý nghĩa gì? Tại sao nó lại quan trọng?
Mục tiêu phát triển bền vững thứ 12 là tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm. Các mô hình sản xuất và tiêu dùng có tác động lớn đến môi trường của chúng ta và mọi sinh vật sống trong đó. Thật không may, trong khi nền kinh tế và xã hội đã phát triển trong thế kỷ qua thì sự suy thoái môi trường cũng đã tiến triển. Sự kết nối này đã gây nguy hiểm cho hệ sinh thái mà sự phát triển của con người phụ thuộc vào. Nếu chúng ta không hành động để thay đổi mô hình sản xuất và tiêu thụ thì rất có thể chúng ta sẽ làm hỏng môi trường của chúng ta và do đó làm hại đến tương lai của chúng ta, thậm chí xa hơn nữa.
Mục tiêu này tồn tại nhằm để khuyến khích các doanh nghiệp, cũng như chính phủ và các cá nhân suy nghĩ lại về quy trình vận hành của mình. Mục tiêu này hướng dẫn công chúng thực hiện với mục đích làm cho các quy trình này bền vững hơn mà lại ít gây ảnh hưởng đến môi trường hơn.
Làm thế nào để nuôi trồng thủy sản đủ tiêu chuẩn?
Ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm có khả năng gây ra lãng phí vô cùng. Mặt khác, điều này cũng mang lại cho họ sức mạnh to lớn để chống lại và lật ngược tình thế đối với sự lãng phí này. Khoảng một phần ba thực phẩm được sản xuất cho tiêu dùng của con người mỗi năm bị thất thoát hoặc bị bỏ phí. Đối với nuôi trồng thủy sản, các hợp phần chính của tính bền vững là quản lý tài nguyên, bảo tồn nước và tác động môi trường.
Quản lý tài nguyên
Quản lý tài nguyên là một trong những phần quan trọng nhất của sản xuất bền vững. Các trang trại chăn nuôi cá có nhiều nguồn tài nguyên cần lưu ý: thức ăn cho động vật, sử dụng nước và tác động môi trường là các ví dụ.
Hải sản có lợi thế lớn hơn trong tất cả các nguồn protein thịt khác (thịt gà, thịt bò, thịt lợn) bởi vì tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) của nó thấp hơn nhiều. Điều này có nghĩa là cần ít thức ăn để sản xuất ra một pound hải sản hơn so với thức ăn cần có để sản xuất ra một pound thịt gà, thịt bò hoặc thịt lợn. Hãy xem biểu đồ thông tin của chúng tôi để tìm hiểu thêm về điều này. Có FCR thấp có nghĩa là dấu vết sinh thái của các hoạt động sản xuất hải sản đã thấp hơn nhiều so với các protein khác. FCR sẽ tiếp tục giảm tương ứng khi công nghệ phát triển làm cho thức ăn trở nên tinh luyện hơn nữa.
Sử dụng nước
Quản lý nước thải là một khía cạnh khó khăn hơn đối với quản lý tài nguyên trong nuôi trồng thủy sản. Công nghệ quản lý nước thải có thể bị cản trở đối với các nhà sản xuất nhỏ hơn. Nếu quản lý nước thải không được chú ý đến thì các cơ sở nuôi trồng thủy sản có khả năng gây ô nhiễm ra các vùng nước xung quanh. Tuy nhiên, sự tiến bộ được thực hiện bằng những cách khác: khám phá một số thức ăn chăn nuôi tạo ra chất thải ít hơn, cho ăn ở các giai đoạn nhất định trong sản xuất, v.v. Những phát hiện mới này cho phép các nhà sản xuất nhỏ hơn làm cho quy trình của họ bền vững hơn.
Ngày càng có nhiều trại sản xuất giống đang sử dụng công nghệ nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) ở Na Uy. Cơ sở Fjordsmolt được đặt ở vị trí nổi bật trong tòa nhà.
Vì môi trường chăn nuôi cá được kiểm soát nhiều hơn môi trường sống trong tự nhiên nên việc điều tiết lượng chất thải dễ dàng hơn. Các cơ sở đang ứng dụng hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) đặc biệt thành thạo việc này. Mục đích chính của chúng là tái chế nước sinh hoạt bằng cách lọc qua bộ lọc, loại bỏ chất thải được bài tiết từ cá và thức ăn chăn nuôi. Sau đó, nước được làm sạch và được tuần hoàn trở lại vào bể. Quá trình này giúp tiết kiệm nước, đồng thời cho phép chất thải được thu gom và sử dụng làm phân trộn hoặc được xử lý và sử dụng trên đất liền.
Một số loài được nuôi thông qua nuôi trồng thủy sản thực sự cải thiện hệ sinh thái mà chúng đang sống. Ví dụ, những con hàu làm sạch vùng nước mà chúng đang sống. Chúng sử dụng chất dinh dưỡng dư thừa và chất thải từ các động vật khác để làm thức ăn cho mình, bằng cách đó chúng cũng làm sạch nước. Rong biển, tảo biển và thảm thực vật sống dưới nước khác cũng làm sạch vùng nước xung quanh bằng cách hấp thụ carbon thông qua quá trình quang hợp, sử dụng CO2 làm chất dinh dưỡng cho chính chúng.
Phục hồi môi trường
Sau khi một số nhóm nhận ra tác động tiêu cực của nuôi trồng thủy sản có thể có đối với môi trường, các dự án cải thiện nuôi trồng thủy sản (AIPs) đã được tạo ra để đảo ngược những tác động đó. Trước đây ở Việt Nam, rừng đước đã bị chặt để nhường chỗ cho các trang trại nuôi tôm. Bây giờ, có một dự án cải thiện nuôi trồng thủy sản được nhiều người biết tới đang hành động để khôi phục những cây đước này và hệ sinh thái của các cơ sở nuôi trồng thủy sản trước kia bị hư hại.
Nuôi trồng thủy sản có khả năng làm giảm sự suy thoái tài nguyên môi trường trên quy mô lớn. Các biện pháp chăn nuôi có trách nhiệm được đưa vào tính đến cả quản lý tài nguyên và tác động môi trường sẽ giúp ngành sản xuất thực phẩm tiến gần hơn tới Mục tiêu Phát triển bền vững số 12. Trong những thập kỷ gần đây, sự tiến bộ trong phạm vi ngành đã được thực hiện đối với việc sử dụng nước và sự ô nhiễm, cũng như giảm chất thải, phát triển thức ăn chăn nuôi, biện pháp xử lý nhân đạo và tác động môi trường.
Liên minh nuôi trông thủy sản toàn cầu (GAA) giúp đỡ như thế nào?
Bằng cách phát triển thực tiễn tốt nhất để giải quyết các vấn đề như bệnh tật và chuyển đổi thức ăn, GAA và chương trình chứng nhận của bên thứ ba về Tiêu chuẩn thực hành chăn nuôi thủy sản tốt nhất (BAP) có thể đóng góp một cách có ý nghĩa để đảm bảo rằng hải sản (thông qua nuôi trồng thủy sản) được sản xuất một cách có trách nhiệm. Phạm vi rộng của các loài có thể được sản xuất cho phép khả năng thích nghi rộng rãi giúp cho việc chăn nuôi hải sản phù hợp nhất với các yếu tố của môi trường địa phương và tận dụng triệt để.
Đối với chúng tôi, sản xuất có trách nhiệm không chỉ là tác động môi trường mà nó còn liên quan đến trách nhiệm xã hội, sức khỏe và phúc lợi của động vật và an toàn thực phẩm. Sản xuất thực phẩm dựa trên những khía cạnh quan trọng hàng đầu thì gần với có tinh thần trách nhiệm hơn so với khi chúng không được xem xét.
Bạn có thể làm gì
- Hãy chắc chắn rằng bạn đang mua thực phẩm được sản xuất có trách nhiệm
- Kiểm tra các chứng nhận khi chúng có thể được áp dụng đối với hải sản, chúng tôi khuyến nghị bạn nên tìm kiếm biểu tượng Tiêu chuẩn thực hành Nuôi trồng Thủy sản Tốt nhất
- Lãng phí ít thực phẩm nhất có thể, xem xét kỹ thành phần trộn thức ăn
Kết luận
Lợi ích tốt nhất của cả những doanh nghiệp và các cá nhân là tìm ra giải pháp cho phép tiêu dùng và mô hình sản xuất bền vững. GAA cho rằng đó không chỉ là lợi ích tốt nhất của họ mà là trách nhiệm của họ. Nếu họ có phương tiện theo đuổi các biện pháp sáng tạo để giảm bớt nhu cầu phát triển bền vững thì họ nên làm. Làm như vậy, trong nhiều trường hợp có thể giúp tiết kiệm tiền, bảo tồn tài nguyên và bảo vệ hành tinh.
Có thể bạn quan tâm
Theo thông tin từ người dân sinh sống hai bên sông Bùng, thuộc địa phận huyện Diễn Châu (Nghệ An) xuất hiện hiện tượng cá chết hàng loạt ở hộ nuôi cá lồng bè trên sông và cá tự nhiên, khiến người dân hết sức lo lắng.
Những ngày này, gia đình “Nông dân xuất sắc Việt Nam 2016” Phạm Đình Chiểu ở xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư (Thái Bình) đang khẩn trương đóng lại bè, lồng nuôi cá, từng bước khắc phục thiệt hại sau bão lũ.
Sau sự cố ô nhiễm môi trường biển do Formosa xả thải, ngư dân đánh bắt hải sản về không có người tiêu thụ, tỉnh Hà Tĩnh có chủ trương hỗ trợ cho các chủ kho đông lạnh đứng ra thu mua hải sản giúp ngư dân. Tuy nhiên, đến nay hàng nghìn tấn tôm cá vẫn nằm im trong kho, khiến các tư thương đứng ngồi không yên.
Chiều 19/9, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức cuộc họp Ban chỉ đạo dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ An (CRSD). Theo dự án, nguồn đầu tư dự kiến đầu tư trên 252 tỷ đồng từ nay đến 2017. Đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh Đinh Viết Hồng chủ trì cuộc họp.
Chạy theo lợi nhuận trước mắt, người dân nhiều địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long đã bỏ con tôm truyền thống (tôm càng xanh, tôm sú), đổ xô nuôi tôm thẻ chân trắng. Các ngành chức năng đã cảnh báo, việc gia tăng quá nhanh diện tích nuôi tôm thẻ sẽ gây ra nhiều hệ lụy khó lường.