Tiêu Thụ Khoảng 13.500 Tấn Vải Thiều Chín Sớm
Tính đến ngày 30/5, toàn tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được khoảng 13.500 tấn vải thiều chín sớm, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng vải sớm của tỉnh.
Bản tin giá vải thiều ngày 30/5/2013
Hiện tại, người dân Bắc Giang đang thu hoạch vải thiều sớm, chưa có vải thiều muộn. Vải sớm tập chung chủ yếu ở các huyện: Tân Yên, Lục Nam và Lục Ngạn.
Từ đầu vụ, việc tiêu thụ vải thiều sớm tương đối thuận lợi, nhân dân bán được giá cao. Sản lượng tiêu thụ đến thời điểm ngày 30/5 khoảng 13.500 tấn/tổng sản lượng vải sớm ước đạt toàn tỉnh 27.200 tấn (chiếm khoảng 50%). Cụ thể, huyện Lục Ngạn: 2.000 tấn, Lục Nam 5.600 tấn, Tân Yên 4.200 tấn, Yên Thế 1.400 tấn, Lạng Giang 250 tấn.
Việc tiêu thụ vải sớm của Bắc Giang chủ yếu ở thị trường nội địa, trên toàn quốc, 1 lượng nhỏ được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Trong đó, thị trường nội địa chủ yếu tập trung ở Hà Nội, Bắc Giang, các tỉnh phía Bắc lân cận và TP. Hồ Chí Minh.
Theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn, trong thời điểm này người dân nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn để đạt chất lượng tốt nhất, bảo đảm uy tín và thương hiệu vải thiều. Tránh thu hoạch khi quả còn xanh, ảnh hưởng đến chất lượng quả vải thiều. Bảo quản vải thiều đúng cách, sử dụng bao bì nhãn mác đồng bộ. Các ngành chức năng tiếp tục hỗ trợ nhân dân trong việc tiêu thụ vải thiều.
Có thể bạn quan tâm
Chiều 30.9, tại Hà Nội, Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2016-2020, dưới sự chủ trì của Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân.
Không chỉ “hạ nốc ao” trái cây Việt ngay trên sân nhà, trái cây Thái Lan còn chiếm luôn thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Lục Nam, toàn huyện hiện có gần 1,5 nghìn ha dẻ gần trăm năm tuổi. Năm nay sản lượng hạt dẻ ước đạt hơn 1 nghìn tấn, mang về cho người dân khoảng 20 tỷ đồng.
Đang mùa mưa lũ, chất lượng nước không đảm bảo, môi trường nuôi bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển nhiều. Lên kế hoạch phòng trị bệnh trên cá tra nuôi thời điểm này là rất cần thiết.
Theo Chi cục Phát triển nông thôn Phú Yên, 5 năm qua, toàn tỉnh đã bê tông hóa hơn 1.800km đường nông thôn, góp phần nâng tỷ lệ đường nông thôn được bê tông và nhựa hóa lên 70%.