Tiêu Tăng Giá Như Vàng
Cũng gây điên đảo không kém giá vàng, mặt hàng hồ tiêu đang gây sốc trên thị trường nông sản khi liên tục tự phá vỡ kỷ lục của mình từng ngày, thậm chí từng giờ.
Hiện mỗi tấn tiêu xô tại Chư Sê (Gia Lai) đã đạt tới 140 triệu đồng, tăng thêm 20 triệu đồng so với 1 tuần trước, 60 triệu đồng so với giá đầu năm 2011 và gấp 3 lần so với đầu năm 2010.
Trao đổi với PV NNVN hôm 24/8, ông Hoàng Phước Bính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) cho biết, cách đây vài ngày, giá mỗi tấn hồ tiêu ở mức 120 – 125 triệu đồng thì sáng 24/8 đã đạt “siêu kỷ lục” 140 triệu đồng/tấn. “Trong mấy chục năm làm trong ngành hồ tiêu, chưa bao giờ tôi thấy giá bán mặt hàng này lại tăng nhanh và mạnh kinh khủng như năm nay, vượt cả dự đoán của những người lạc quan nhất” – ông Bính nói.
Sở dĩ giá hồ tiêu của Chư Sê luôn đứng đầu bảng vì chất lượng và thương hiệu đã được khẳng định. Ông Bính cũng cho biết, người dân Chư Sê cũng có ý thức hái tiêu chín để luôn có sản phẩm chất lượng cao, giá thành tốt. Ngoài ra, việc hái chín sẽ cho ra sản phẩm tiêu đỏ giá trị kinh tế rất cao, sản phẩm tiêu đỏ tại đây được Cty Café Control kiểm định đánh giá đủ các tiêu chuẩn chất lượng XK với giá bán hiện tại lên tới 400 triệu đồng/tấn (loại tiêu chuẩn đặc biệt, rất hiếm).
Tương tự, giá hồ tiêu tại các vùng tiêu trọng điểm như Xuân Lộc (Đồng Nai), Đắc Song (Đắc Nông), Ehleo (Đắk Lắk), Châu Đức Bà Rịa – Vũng Tàu, Lộc Ninh (Bình Phước)… trong ngày 24/8, dù thấp hơn Chư Sê nhưng cũng gây “sốc” cho tất cả mọi người khi đạt từ 130 – 135 triệu đồng tấn (tùy vùng và chất lượng).
Tuy nhiên, đáng tiếc là hầu hết nông hộ trồng tiêu hiện không còn tồn trữ hàng trong kho, đa phần họ đã bán hết cho thương lái khi giá tiêu bắt đầu vượt ngưỡng 100 triệu đồng/tấn. Một số hộ sản xuất lớn, đạt sản lượng nhiều, có điều kiện thì bán cầm chừng, chi tiêu đến đâu bán tới đó. Lượng tiêu còn lại chủ yếu nằm trong tay các DN có điều kiện tài chính, có khả năng phân tích thị trường đã đầu cơ tích trữ hưởng lợi lớn.
Chính vì cơn sốt giá hồ tiêu quá nóng đã khiến người dân nhiều nơi đổ xô sang trồng mới loại cây này. Đặc biệt tại Tây Nguyên, từ đầu năm đến nay đã có hàng nghìn ha hồ tiêu trồng mới mọc lên, bất chấp vùng đất, khí hậu có phù hợp hay không. Theo ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu VN (VPA), người dân cần thận trọng vì đây là loại cây rất kén chăm sóc, nhiều nơi người dân từng bị thiệt hại nặng nề khi chạy theo phòng trào, không có kỹ thuật nên cây bị nhiễm nấm, tuyến trùng, úng nước, bị bệnh chết nhanh, chết chậm, gây thiệt hại hàng loạt.
Ông Nam cũng cho rằng, ở những vùng đất phù hợp hay người dân cải tạo vườn tiêu cũ để trồng mới cần tuân thủ sản xuất theo hướng hữu cơ, bảo đảm vườn tiêu sạch, tạo chất lượng hàng hóa ngày càng tốt hơn cho XK, tạo tiền đề phát triển bền vững.
Cùng quan điểm, ông Hoàng Phước Bính với kinh nghiệm hàng chục năm làm trong ngành tiêu khẳng định: “Việc giá tăng quá nóng sẽ tạo ra 2 mặt của 1 vấn đề: Người dân sẽ đua nhau trồng mới, 4 năm sau họ cùng đổ xô thu hoạch khiến cung vượt cầu, giá lại rớt thê thảm”.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, trong khi người dân nhiều vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị lao đao vì dịch bệnh trên tôm hoành hành thì ở xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh, Quảng Trị) người nuôi tôm đều trở nên khá giả với mô hình nuôi tôm sú. Năm 2012, Vĩnh Sơn được đánh giá là địa phương nuôi tôm đạt năng suất và hiệu quả cao nhất tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.
Thực hiện chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ cho bà con nhà vườn trong phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn, theo Công văn số 498/TTg-KTN, ngày 13/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã tiến hành các bước để làm cơ sở cho việc hỗ trợ nhà vườn trồng nhãn phòng, chống bệnh chổi rồng. Bước đầu tiên là thống kê sơ bộ diện tích nhiễm bệnh và mức độ thiệt hại để có cơ sở công bố dịch; bước tiếp theo là lập biên bản xác định diện tích nhiễm bệnh, tỉ lệ thiệt hại được lập cho từng hộ là căn cứ để hỗ trợ kinh phí phòng trừ bệnh; bước thứ ba là thẩm định việc phòng trừ bệnh của nhà vườn theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT để xác định chính xác số tiền được hỗ trợ của từng hộ trồng nhãn.
Trời mưa lớn kéo dài đã khiến trên 40 ha đỗ tương, đỗ xanh của xã Tiền Phong (Thanh Miện, Hải Dương) đang chuẩn bị vào thời kỳ thu hoạch bị thối.
Ông Toái cho biết, 1 năm trước, thấy có người bán trứng gà rừng, ông mua về cho gà ri ấp. Chẳng bao lâu, gà rừng con nở và ông phát triển đàn từ đó. Sau khi bán hơn một nửa, hiện nay, đàn gà rừng của ông có hơn 40 con. Theo ông Toái, cùng một lứa, khi gà trống biết gáy (6 tháng), tháng sau gà mái cũng vào tuổi sinh sản. Gà rừng mái thường đẻ trứng ngoài bụi cây, lùm cỏ, ông Toái theo dõi, nhặt trứng về, rồi làm tổ, ép cho gà ri mẹ ấp.