Tiêu Chuẩn ASC Đầu Tiên Cho Thức Ăn Nuôi Thủy Sản
Các Doanh nghiệp tham gia Dự án thức ăn nuôi trồng có trách nhiệm của Hội đồng nuôi trồng thủy sản (ASC) sẽ gặp nhau vào tuần này nhằm tiến hành các cuộc họp nhóm về công tác kỹ thuật đầu tiên.
Trong vài tháng qua ASC đã tuyển dụng thành viên của nhóm công tác kỹ thuật để cung cấp các chuyên gia hướng dẫn chuyên môn về các chủ đề khác nhau nhằm giúp phát triển các tiêu chuẩn thức ăn của ASC.
Buổi khai mạc cuộc họp này sẽ quy tụ các chuyên gia trong lĩnh vực hàng hải, thực vật, chăn nuôi và bên liên quan khác; cũng như yêu cầu về chuỗi cung ứng và các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Những người tham gia sẽ hiểu công việc của họ trong việc phát triển các tiêu chuẩn thức ăn khi họ bắt đầu các cuộc thảo luận chi tiết xung quanh vấn đề môi trường và xã hội liên quan đến sản xuất thức ăn.
Các nhóm làm việc kỹ thuật hoạt động dưới sự giám sát của một ủy ban có sự tham gia của nhiều bên liên quan, trong đó các nhóm làm việc có một sự cân bằng giữa thành viên từ ngành công nghiệp và phi công nghiệp.
Các tiêu chuẩn thức ăn này là dành cho các nhà máy sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thủy sản. Cũng như được áp dụng đối với các trang trại hoặc tổ chức tìm kiếm chứng nhận ASC, nó có thể được sử dụng bởi các chương trình chứng nhận khác.
Cả Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) và Global GAP đang tích cực tham gia vào sự phát triển của tiêu chuẩn thức ăn này, cùng với các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, các nhà bán lẻ, nông dân, Tổ chức Bột cá và Dầu cá Quốc tế (IFFO) và các chứng nhận hàng hóa khác bao gồm MSC, RTRS và RSPO.
Các tiêu chuẩn về thức ăn chăn nuôi của ASC sẽ cho phép các hoạt động nuôi trồng thủy sản tiếp cận được nguồn thức ăn được chứng nhận và cho phép các nhà sản xuất có thể chứng minh phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi của họ thân thiện với môi trường và trách nhiệm với xã hội để đạt được sự công nhận cho những nỗ lực của mình.
ASC thức ăn tiêu chuẩn sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2015.
Có thể bạn quan tâm
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Trùng Khánh vừa phối hợp với Công ty BIOSEED Việt Nam tổ chức Hội nghị đầu bờ tổng kết mô hình trồng giống ngô lai B.265, vụ đông - xuân.
6 tháng đầu năm 2013, Trung tâm Khuyến nông, khuyến lâm huyện Bảo Lâm mở 30 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt với 1.094 lượt người tham gia.
Tích lũy kinh nghiệm bằng thâm niên nuôi vịt chạy đồng rồi sang nuôi vịt thịt, nuôi vịt sinh sản nhốt tại chỗ, ông Võ Văn Vân ở ấp Mỹ Tây, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An đã chuyển sang nuôi vịt giống theo hướng an toàn sinh học và mở thêm lò ấp trứng.
Nhiều năm nay, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Vĩnh Phúc đã trở thành “cánh tay” đắc lực giúp bà con nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp. Để có được niềm tin ấy, Trung tâm đã xây dựng nhiều mô hình trình diễn, tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho nông dân, giúp bà con giải toả thắc mắc, dần làm chủ và hưởng lợi từ những mô hình kinh tế.
Anh Nguyễn Hải Đăng (sinh năm 1981) ngụ tại ấp 7, xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An là một thanh niên tiêu biểu cho phong trào sản xuất kinh doanh giỏi nhiều năm liền. Anh được vinh dự nằm trong danh sách 11 thanh niên tiêu biểu của tỉnh về Thủ đô tham dự thanh niên sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương năm 2010.