Tiết kiệm điện trong sản xuất thanh long
Đặc biệt, từ khi nông dân áp dụng biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng điện để chong đèn cho thanh long ra hoa trái vụ, từ đó nhu cầu sử dụng điện để sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng.
Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận cho biết, đến hết năm 2014, diện tích trồng thanh long toàn tỉnh là 24.064 ha, tăng gấp 4,15 lần so với năm 2005, sản lượng đạt 449.297 tấn, tăng gấp 4,64 lần so với năm 2005.
Theo quy hoạch, diện tích phát triển thanh long của tỉnh Bình Thuận đến năm 2015 là 15.000 ha, thì thực tế đã vượt hơn 60% (9.000 ha).
Theo khảo sát của Công ty Điện lực Bình Thuận (PCBT), diện tích thanh long đã có điện là 23.196 ha, chiếm 96,4% tổng diện tích thanh long hiện có.
Đến nay, toàn tỉnh có 15.013 trạm biến áp với dung lượng là 876MVA.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, ngành điện đã đầu tư nâng cấp, phát triển hệ thống điện cho cả lưới điện 220kV, 110kV, 22kV với tổng mức đầu tư 1.013 tỷ đồng, chủ yếu để cấp điện cho thanh long nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển nóng thanh long của tỉnh.
Ông Nguyễn Thành Ngôn, Phó Giám đốc PCBT cho biết, mặc dù đã thực hiện tiết giảm 50%, nhưng do diện tích thanh long tăng rất nhanh, nên nhu cầu sử dụng điện vẫn tăng với tốc độ rất cao.
Nếu như năm 2010, sản lượng điện cho thanh long là 240 triệu kWh, thì đến năm 2015, sản lượng điện tiêu thụ ước đạt 568 triệu kWh, tăng 2,36 lần, chiếm tỷ trọng 32,6% so với tổng sản lượng tiêu thụ toàn tỉnh Bình Thuận.
Bình quân trong giai đoạn này phụ tải cho thanh long tăng 18,7%/năm, cao hơn rất nhiều so với tăng phụ tải chung của cả tỉnh là 7%/năm.
Trước thực tế này, ngày 28-2-2015, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành văn bản số 544/UBND-KTN tiếp tục thực hiện phương án tiết giảm 50% công suất trạm biến áp chong đèn thanh long mùa vụ năm 2015.
Trong đó có những điểm mới, đối với người dân lắp trạm biến áp mới nếu cam kết sử dụng 100% bóng đèn compact tiết kiệm điện để chong đèn thanh long thì sẽ được cấp đủ 100% nhu cầu điện vườn thanh long; nếu không cam kết sử dụng 100% bóng đèn compact tiết kiệm điện thì vẫn phải thực hiện theo phương thức tiết giảm 50% công suất trạm biến áp.
Đây là phương án tối tưu và duy nhất trong tình hình nhu cầu về điện cho thanh long vẫn hết sức căng thẳng như hiện nay.
Ông Nguyễn Thành Ngôn, PGĐ PCBT chia sẻ.
Theo kinh nghiệm của nhiều người trồng thanh long, việc sử dụng đèn compact còn làm cho cây thanh long phát triển tốt, cho ra hoa kết trái ổn định.
Ông Đoàn Văn Quang, xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc cho biết, ngoài việc giảm được 70% chi phí tiền điện, sử dụng đèn compact còn làm cho hoa ra đều vừa phải, dây thanh long đủ sức nuôi hoa cho ra trái.
Nếu sử dụng bóng đèn sợi đốt thì một dây thanh long cho ra rất nhiều búp, người trồng cũng phải cắt bỏ chỉ để lại khoảng từ 3 - 4 búp để cho ra trái đạt phẩm cấp tốt.
Những chỗ bị cắt bỏ không thể cho ra búp được nữa, nên thanh long sẽ không còn ra trái.
Còn nếu cứ để cho phát triển ra trái thì chất lượng sẽ rất thấp, khó tiêu thụ, đồng thời cây thanh long kiệt sức vì bị khai thác quá mức.
Theo báo cáo của PCBT, trong nhiều năm qua, Công ty đã triển khai nhiều Chương trình vận động tiết kiệm điện trong sản xuất thanh long, trong đó có Chương trình Hỗ trợ nông dân trồng thanh long thay đèn tròn sợi đốt bằng đèn compact tiết kiệm điện, đến tháng 10-2015, Bình Thuận có hơn 9 triệu bóng đèn compact, chiếm 71,2% trong tổng số hơn 12, 63 triệu bóng dùng để chong thanh long.
Làm giảm công suất đỉnh của hệ thống điện khoảng 360MW, tương đương với sản lượng 196,56 triệu kWh.
Với giá điện là 1.518 đồng/kWh thì người trồng thanh long tiết kiệm khoảng 298 tỷ đồng/năm.
Hiện nay, để giải quyết nhu cầu cấp điện phụ tải thanh long, PCBT đã xây dựng và đang trình Tổng công ty Điện lực miền Nam phê duyệt Đề án :
“Đầu tư phát triển lưới điện để đáp ứng cung cấp điện cho phụ tải thanh long giai đoạn 2016 - 2020” nhằm đáp ứng đủ nhu cầu điện cho diện tích thanh long hiện hữu vượt quy hoạch và diện tích thanh long dự kiến phát triển thêm trong giai đoạn 2016 - 2020 theo quy hoạch phát triển thanh long của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 là 30.000 ha.
Trong đó, dự kiến sẽ đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng đầu tư nâng cấp hệ thống lưới điện 220kV, 110kV, 22kV.
Có thể bạn quan tâm
Theo thống kê của Sở NN&PTNT, sản lượng khai thác hải sản của tỉnh trong năm 2014 đạt xấp xỉ 73 nghìn tấn, tăng 8.500 tấn so với năm 2013. Giá trị sản xuất ước đạt khoảng 2 nghìn tỷ đồng. Đây là thành quả rất đáng ghi nhận bởi năm vừa qua, việc khai thác hải sản gặp rất nhiều khó khăn, nhất là tình hình căng thẳng ở biển Đông.
Tết Nguyên Đán cận kề, người dân làng hoa An Lạc, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) tất bật, bận rộn hơn bao giờ hết. Khác với mọi năm, ngoài những vườn hoa cúc, thược dược, lay ơn truyền thống, năm nay một số gia đình trồng hoa ở An Lạc nắm bắt tâm lý tiêu dùng mới đã tự học cách trồng thêm những giống hoa lạ.
Theo dự báo của Đài Khí tượng thuỷ văn Quảng Trị, vụ đông xuân năm 2014-2015 có nền nhiệt độ bằng hoặc ấm hơn trung bình nhiều năm, các đợt rét đậm, rét hại có khả năng không kéo dài và nhiệt độ cũng không xuống thấp như các vụ đông xuân trước, vào các tháng cuối vụ xuất hiện nắng nóng cục bộ. Lượng mưa toàn vụ đông xuân năm nay ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn TBNN cùng kỳ.
Ngược về xã Văn Yên, địa phương có nhiều diện tích đất nông nghiệp thường thiếu nước vào vụ xuân nên làm đất cấy vụ xuân thường gặp rất nhiều khó khăn như cánh đồng xóm Núi (xóm Núi), cánh đồng Kỹ Thuật (xóm Cầu Găng, xóm Đinh) nhưng năm nay nguồn nước thuận lợi nên người dân đã làm đất được hơn 70% diện tích đất.
Kết quả bước đầu cho thấy giống khoai tây Dimant phát triển khá, ít sâu bệnh, có năng suất cao, màu sắc củ vàng, đẹp, chất lượng thơm ngon. Qua hơn 3 tháng thực hiện, đến nay mô hình trồng khoai tây vụ đông ở thôn Tân Thủy, xã Tân Phúc đang cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt từ 150 đến 170 tạ/ha. Với giá bán bình quân hiện nay từ 10.000 – 15.000 đồng/kg, nông dân thu nhập từ 3 – 5 triệu đồng/sào, cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa và ngô.