Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Tiếp tục tổ chức lại sản xuất trên biển

Tiếp tục tổ chức lại sản xuất trên biển
Tác giả: Hà Vũ
Ngày đăng: 17/08/2016

Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam.

Các thị trường có giá trị nhập khẩu thủy sản tăng mạnh là Mỹ (11%), Trung Quốc (55,1%), Thái Lan (7,7%) và Hà Lan (7,3%).

Để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản trong những tháng cuối năm 2016, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cần kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu, đánh giá xếp loại doanh nghiệp nhập khẩu để được xét ưu tiên miễn/giảm kiểm dịch.

Bên cạnh đó, cơ quan chuyên ngành đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long để có các biện pháp nhằm cân đối ba yếu tố thời vụ thả nuôi, sản xuất giống, sản xuất thức ăn nhằm tránh tình trạng thiếu thừa dẫn đến tăng cao giá thành sản xuất nguyên liệu, sản lượng thu hoạch và chất lượng nguyên liệu thủy sản.

Mặt khác, cần đầu tư, hỗ trợ công nghệ đánh bắt xa bờ và bảo quản sau thu hoạch để tăng năng suất và lợi nhuận cho ngư dân khai thác thủy sản, tận dụng được nguồn nguyên liệu trong nước để xuất khẩu.

Đối với khai thác thủy sản, trong 7 tháng sản lượng khai thác ước đạt 1,776 triệu tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ; trong đó, khai thác biển ước đạt 1,676 triệu tấn, tăng 2,8%; khai thác nội địa ước đạt 100.000 tấn tương đương cùng kỳ.

Như vậy, lũy kế 7 tháng, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 3,741 triệu tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, đợt mưa bão vừa qua đã làm thiệt hại 8.756ha nuôi trồng và 12.763 lồng bè thủy sản.

Để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đề ra, ngay trong tháng 8, ngành thủy sản tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, nhất là các vùng bị ảnh hưởng hạn, mặn và ô nhiễm nguồn nước để hướng dẫn người dân các giải pháp kỹ thuật, tổ chức sản xuất và điều chỉnh cơ cấu đối tượng nuôi phù hợp; tăng cường công tác quan trắc và cảnh báo môi trường, hướng dẫn các giải pháp phòng trị bệnh, kịp thời xử lý các ổ dịch.

Đồng thời, tiếp tục tổ chức lại sản xuất trên biển, tăng cường hợp tác liên kết để tăng hiệu quả khai thác, tăng hoạt động của các tàu hậu cần, dịch vụ; đẩy nhanh chuyển giao các ứng dụng khoa học, công nghệ.


Có thể bạn quan tâm

Cá ngừ Việt Nam hút khách Italy Cá ngừ Việt Nam hút khách Italy

6 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ sang Italy tăng 98,6% so với cùng kỳ.

17/08/2016
Tử địa của hải sản tầng đáy ở cảng cá Sa Huỳnh Tử địa của hải sản tầng đáy ở cảng cá Sa Huỳnh

Ngư dân xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ cho biết, với lưới rập giăng thả dày đặc tại khu vực cảng neo đậu tàu thuyền Sa Huỳnh như hiện nay thì các loại hải sản lớn, nhỏ sống ở tầng đáy khó mà thoát thân.

17/08/2016
Con tôm Việt giữ vị trí trung phong Con tôm Việt giữ vị trí trung phong

Theo dự kiến, năm 2016, giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ đạt tới trên 3 tỷ USD (vượt cả xuất khẩu gạo). Xác định đây là mặt hàng chiến lược của Việt Nam, tân Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đã tới thăm thủ sản xuất phủ tôm giống tại huyện Tuy Phong, Bình Thuận và chủ trì hội nghị lớn để đưa ra những định hướng cho ngành tôm.

17/08/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.