Tiền Giang Khánh Thành Nhà Máy Sơ Chếsơ Ri
Sáng ngày 9-4, Công ty TNHH Một Thành viên (MTV) Nichirei Suco Việt Nam đã tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy sơ chế sơ ri tại ấp Hòa Bình, xã Bình Nghị, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang). Đến dự có lãnh đạo UBND tỉnh; đại diện các sở, ngành; lãnh đạo TX. Gò Công và huyện Gò Công Đông.
Nhà máy chế biến sơ ri Nichirei Suco Acerola chính thức được khởi công xây dựng vào ngày 17-7-2013. Ông Terada Yuichiro, Tổng Giám đốc Công ty MTV Nichirei Suco Việt Nam cho biết, việc xây dựng nhà máy mới lần này nằm trong chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ sơ ri trên thế giới của Tập đoàn Nichirei (Nhật Bản) nói chung cũng như của Công ty TNHH MTV Nichirei Suco Việt Nam nói riêng.
Nhà máy sơ chế sơ ri xây dựng trên diện tích 5.200 m2, được trang bị hệ thống thu và sàng lọc cũng như hệ thống đông lạnh quả sơ ri để có thể đưa sản phẩm trái sơ ri đặc sản của Gò Công ra thị trường thế giới. Nhà máy có sức chứa khoảng 100 tấn sơ ri lạnh, với công suất rửa và đông lạnh khoảng 3 tấn/ngày, công suất chứa thành phẩm lên đến 30 tấn. Tổng vốn đầu tư cho nhà máy chế biến sơ ri khoảng 90 tỷ đồng.
Phát biểu tại buổi lễ, bà Trần Kim Mai, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho rằng, nhà máy sơ chế sơ ri sẽ góp phần làm gia tăng giá trị cây ăn trái của tỉnh nói chung và sơ ri Gò Công nói riêng; đồng thời góp phần tăng thu nhập cho người trồng sơ ri Gò Công.
Bà Trần Kim Mai cũng cho rằng, UBND tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để công ty phát triển bền vững; đồng thời đề nghị địa phương tổ chức sản xuất tốt vùng nguyên liệu sơ ri nhằm phục vụ cho hoạt động của nhà máy và tích cực hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho công ty cả trước mắt và lâu dài…
Có thể bạn quan tâm
Bước vào sản suất vụ xuân 2014, tỉnh Hà Tĩnh đã phải tập trung khắc phục hậu quả sự cố 95,5 tấn giống lúa VTNA2 có tỷ lệ nảy mầm không đạt tiêu chuẩn do Tổng Công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An cung ứng.
Sau khi thí điểm sử dụng 2 máy nâng xếp mía, năm 2013, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã đưa vào vận hành máy làm đất mía. Cùng với vụ thu hoạch mía 2013 - 2014, Dự án Cơ giới hóa trong sản xuất mía ở huyện đã cho thấy hiệu quả bước đầu.
Từ sau chuyển dịch cơ cấu sản xuất năm 2001, nông dân xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau) thực hiện mô hình lúa - tôm kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Qua thời gian “con tôm ôm cây lúa” đã chứng minh hướng đi đúng đắn trên bước đường chuyển dịch sản xuất.
Chè là một trong 6 cây trồng chủ lực nằm trong định hướng phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện Yên Thế (Bắc Giang). Những năm gần đây, huyện đã từng bước mở rộng diện tích, chú trọng xây dựng thương hiệu “chè sạch”.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Tính đến ngày 15/1, cả nước đã gieo cấy được 1.927.600 ha lúa Đông Xuân, bằng 99,2% cùng kỳ năm trước.