Tiền Giang Hỗ Trợ Khôi Phục Sản Xuất Cho Người Nuôi Tôm Bị Thiệt Hại Do Bệnh

Ngày 21-3, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định 619/QĐ-UBND về việc hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do bệnh nguy hiểm gây ra trên địa bàn tỉnh.
Phạm vi điều chỉnh: Dịch bệnh nguy hiểm gây thiệt hại đối với tôm nuôi bao gồm: Bệnh đốm trắng trên tôm sú và tôm chân trắng; hội chứng Taura trên tôm chân trắng; bệnh hoại tử cơ trên tôm chân trắng; bệnh đầu vàng trên tôm sú và tôm chân trắng; bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô trên tôm sú và tôm chân trắng.
Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nuôi tôm sú, tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang bị thiệt hại do các bệnh nêu trên.
Điều kiện hỗ trợ: Chủ nuôi phải thực hiện tốt các nội dung sau: Có đăng ký chăn nuôi với chính quyền địa phương; thực hiện đầy đủ các thủ tục về vệ sinh thú y và môi trường theo quy định.
Thời điểm đăng ký chăn nuôi không quá 15 ngày kể từ khi thả giống; tôm giống thả nuôi có Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan Thú y cấp; kịp thời khai báo với UBND cấp xã hoặc cơ quan Thú y gần nhất khi tôm nuôi bị nhiễm bệnh và tuân thủ các hướng dẫn quy trình xử lý mầm bệnh của cơ quan chức năng nhằm bao vây, khống chế không để lây lan dịch bệnh; được cơ quan thú y chẩn đoán xác định tôm nuôi bị thiệt hại do một trong các bệnh nêu trên.
Mức hỗ trợ: Đối với tôm sú nuôi quảng canh bị thiệt hại hơn 70%, mức hỗ trợ là 6.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70%, mức hỗ trợ là 2.000.000 đồng/ha. Đối với tôm sú nuôi thâm canh bị thiệt hại hơn 70%, mức hỗ trợ là 8.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70%, mức hỗ trợ là 6.000.000 đồng/ha. Đối với tôm chân trắng nuôi thâm canh bị thiệt hại hơn 70%, mức hỗ trợ là 20.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70%, mức hỗ trợ là 10.000.000 đồng/ha.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định 1219/QĐ-UBND ngày 22-5-2012 của UBND tỉnh về hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do các dịch bệnh nguy hiểm gây ra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Có thể bạn quan tâm

Ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho hay, thời gian tới, nhiều loại trái cây Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, New Zealand…khi mà các quy trình kỹ thuật song phương đã được hoàn tất.

Tháng 9-2015 Nhật Bản sẽ cho nhập khẩu xoài Cát Chu của Việt Nam, theo ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT).

Giá nguyên liệu dao động ở mức thấp đã khiến không ít hộ nông dân nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) quyết định “treo ao” sau khi tôm nuôi xảy ra dịch bệnh.

Tình trạng sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi tiếp tục gia tăng ở các tỉnh, thành phía Nam. Đợt thanh tra vừa qua của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn phát hiện ra chất cấm cả trong những lô heo của các công ty lớn như CP và heo có nguồn gốc từ Anco.

Do năng suất giảm nên lượng hồ tiêu xuất khẩu cả năm 2015 dự kiến đạt khoảng 130.000 tấn, giảm 26.000 tấn so với năm 2014. Tuy vậy, nhờ giá tăng nên kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu vẫn đạt mức khoảng 1,2 tỉ đô la Mỹ.