Tiền Giang Bình Ổn Giá Sầu Riêng
Gần một tháng nay, một số người nước ngoài đến địa bàn huyện Cai Lậy (Tiền Giang) thu mua ồ ạt nông sản, đẩy giá sầu riêng lên cao ngất ngưởng. Ngay sau đó, họ ngừng thu mua khiến giá lại tụt giảm.
Sau khi những người Tháilan nhập cảnh vào Việt Nam, đến địa bàn huyện Cai Lậy thông qua hai cơ sở Công ty TNHH thương mại Thái-lan và cơ sở Trái cây Sang Hương để tuyển lựa sầu riêng cho những ông chủ Trung Quốc thì giá sầu riêng cũng bắt đầu tăng vọt từ 30 nghìn đồng/kg lên 40 nghìn đồng/kg và lên đến đỉnh điểm là 52 nghìn đồng/kg.
Đến đầu tháng 12 thì giá sầu riêng bắt đầu giảm, chỉ còn 35 đến 45 nghìn đồng/kg (tùy loại và chất lượng).
Lý giải vì sao giá sầu riêng tăng vọt và giảm nhanh, ông Nguyễn Thanh Huỳnh, chủ vựa thu mua sầu riêng lâu đời tại ấp Bình Thạnh, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy cho biết: Chúng tôi thu mua nhiều năm và chưa bao giờ sầu riêng có giá cao như vậy. Thời điểm này các năm trước, giá chỉ dao động từ 25 nghìn đến 40 nghìn đồng/kg. Hơn 50 nghìn đồng/kg sầu riêng là giá "ảo".
Thấy lợi trước mắt, nông dân ùn ùn cắt trái, thậm chí cắt luôn trái non để kịp bán cho họ.
Chuyện đẩy giá "ảo" này khiến các thương lái Việt Nam buộc phải đẩy giá lên theo để có hàng giao cho những đối tác đã ký hợp đồng trước đó. Đến khi họ hạ thấp giá, thương lái Việt Nam cũng chới với vì hợp đồng giá cao với nhà vườn.
Cũng theo ông Huỳnh, những thương lái này không chỉ mua trái non mà còn nhúng thuốc xử lý trái của họ để làm ảnh hưởng đến uy tín của nông sản ta. Đến khi nhập khẩu vào Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a thì trái sầu riêng bị úng rất nhiều, chất lượng trái thì giảm sút nên các doanh nghiệp nhập khẩu chê và nhiều lô hàng đã trả về nước.
Cụ thể, vấn đề này, Phó Giám đốc Công ty TNHH thương mại Thái-lan Trần Thị Thu Thanh thừa nhận, bà có mua những lô hàng trái non, chất lượng không bảo đảm nên qua đến nơi nhập khẩu, thối úng rất nhiều và bị trả hàng về. Bà phải mở những sạp trái cây ở Việt Nam để bán lẻ và hạ giá thấp hơn so với thời điểm ban đầu.
Nông dân Nguyễn Văn Hải, ấp 12, xã Long Trung, huyện Cai Lậy cho biết, gia đình có 1,1 ha sầu riêng đang cho trái.
Trong vụ mùa nghịch vừa qua, gia đình đã xử lý và cho ra trái hơn 20 tấn. Tuy nhiên, ông không bán cho những vựa trái cây của nước ngoài để được hưởng giá cao. Theo ông, làm ăn với người nước ngoài rất bấp bênh và rất khó lường. Họ đẩy giá lên rất cao và hạ giá xuống thấp cũng rất nhanh, khi đã kéo được nông dân đem nông sản đến bán cho mình, chưa kể họ không giao tiền liền, không có hợp đồng...
Quyền Trưởng phòng NNPTNT huyện Cai Lậy Trần Thị Nguyên cho biết: Đây không phải là lần đầu người nước ngoài đến địa bàn Tiền Giang nói chung và Cai Lậy nói riêng để thu mua nông sản với nhiều thủ đoạn phi pháp, cuối cùng người thiệt thòi vẫn là nông dân. Huyện cũng đã nhiều lần khuyến cáo bà con cảnh giác trước những thủ đoạn trên và kết hợp với chính quyền địa phương nhằm ngăn chặn kịp thời.
Riêng lần này, khi cơ quan chức năng phát hiện và xử lý một nhóm người nước ngoài hành nghề phi pháp thu mua sầu riêng tại huyện Cai Lậy, đẩy giá lên cao vài ngày rồi hạ thấp là thêm một bài học kinh nghiệm để bà con mình đề cao cảnh giác.
Tuy nhiên, vụ việc trên không ảnh hưởng đến giá cả trái sầu riêng, vì số đông người trồng sầu riêng ở huyện đã có ý thức cảnh giác, không vội vã hái trái non theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp nhằm bảo vệ thương hiệu cho vùng sầu riêng Cai Lậy.
Hiện trên địa bàn huyện, sầu riêng đang vào mùa thu hoạch rộ, giá sầu riêng dao động ở mức từ 35 đến 40 nghìn đồng/kg là giá hấp dẫn và giúp nông dân làm giàu, vì giá nhích cao hơn trung bình nhiều năm.
"Hiện nay, nông sản của ta còn lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Điều phấn khởi là toàn huyện có hơn bảy nghìn ha sầu riêng. Trong đó có sáu nghìn ha cho trái. Nông dân đã mạnh dạn và áp dụng thành công phương pháp rãi vụ nên ít chịu ảnh hưởng cảnh "được mùa, rớt giá" - Bà Nguyên cho biết thêm.
Related news
UBND huyện Long Mỹ (Hậu Giang) vừa tổ chức Lễ khởi công dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 1 tại ấp 9, xã Thuận Hưng. Ông Nguyễn Thành Nhơn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đến dự và thực hiện nghi thức động thổ dự án.
Lực lượng chức năng huyện Núi Thành (Quảng Nam) vừa tổ chức đợt kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính 23 hộ với 26 ao nuôi tôm thẻ chân trắng trái phép trên địa bàn xã Tam Tiến.
Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Hồng Phong (64 tuổi - xã Giao Thạnh - Thạnh Phú - Bến Tre). Ông Phong đã nhiều năm điêu đứng vì nghề nuôi tôm sú thâm canh, và nay đang hy vọng vào con tôm thẻ chân trắng.
Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản của người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung, thành phố Điện Biên Phủ nói riêng phát triển mạnh. Tuy nhiên, đối tượng nuôi chủ yếu là cá rô phi đơn tính và một số loài cá truyền thống mà chưa phát triển được một số đối tượng thủy đặc sản.
Tôm chân trắng là loài thuỷ sản “ngoại nhập” - có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được nuôi phổ biến ở nhiều vùng trong tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, Móng Cái là địa phương có diện tích nuôi loài tôm này lớn nhất, với năng suất đạt cao nhất trong tỉnh. Dù vậy, tôm chân trắng ở Móng Cái cũng đang phải đối mặt với không ít vấn đề tồn tại mà để giải quyết được nó thì cần phải xây dựng được thương hiệu cho loài thuỷ sản này.