Tích cực phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá cao công tác phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long tại các địa phương, bước đầu đã làm giảm đáng kể diện tích thanh long bị bệnh.
Theo Thứ trưởng, công tác thông tin, tuyên truyền tại các địa phương được tăng cường đã góp phần thiết thực nâng cao nhận thức của cán bộ và nông dân về tác hại của bệnh và các biện pháp phòng trừ hiệu quả. Nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong Tháng hành động đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT tặng bằng khen.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, đây mới chỉ là những kết quả bước đầu, các hoạt động của Tháng hành động vừa qua cần tiếp tục duy trì để phát huy hiệu quả cao hơn.
Để nâng cao hiệu quả phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long từ nay đến đầu mùa mưa, Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ và các địa phương thực hiện vệ sinh đồng ruộng, cập nhật kết quả nghiên cứu, tiến bộ kỹ thuật mới để bổ sung, sửa đổi các quy trình đã ban hành nhằm ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn sản xuất, đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại vùng trồng thanh long.
Bộ đề nghị Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với địa phương để triển khai nhân rộng các mô hình phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long hiệu quả đã được thực hiện đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, Bộ cũng yêu cầu Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tiếp tục hoàn thiện quy trình tỉa cành và sử dụng chế phẩm vi sinh để ủ cành thanh long theo hướng giảm công lao động và dễ thực hiện cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Rất nhiều hộ nông dân ở Hà Nội mặc dù muốn mở rộng sản xuất bằng các mô hình nông nghiệp có hiệu quả, nhưng lại “đói” vốn, mà nguyên nhân chủ yếu là do việc triển khai các chính sách hỗ trợ chậm do thủ tục rườm rà.
Những năm gần đây, khi vào mua nước nổi, nhiều nông dân ở huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) đã tận dụng diện tích đất trống cạnh nhà xây hồ xi măng, bồn lót bạt để nuôi lươn. Nhờ mô hình này, nhiều hộ có đời sống khấm khá.
Như Dân Việt đã thông tin, tại một cuộc họp về vấn đề an toàn thực phẩm mới đây, Bộ NNPTNT cho biết nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng chất cấm tràn lan trong chăn nuôi lợn thời gian qua là do cơ quan quản lý đã cho nhập 68 tấn chất cấm (bao gồm Salbutamol và Clenbuterol).
Xung quanh thông tin UBND TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng ra lệnh cấm không được đưa khoai tây Trung Quốc vào chợ đầu mối nông sản của địa phương này từ ngày 20.10, báo NTNN nhận được nhiều ý kiến bày tỏ quan điểm.
Nông dân trồng hành tỏi Lý Sơn đang bức xúc vì thương hiệu hành tỏi Lý Sơn bị lợi dụng để tiêu thụ tại thị trường Hà Nội với giá cao.