Thương lái Trung Quốc lại mua sầu riêng non
Có thể nói không mấy tháng mà không có những vùng quê náo loạn lên vì những chiêu thu mua “quái đản” của thương lái Trung Quốc, từ rễ sim, đỉa, đến hồ tiêu, nụ hoa thanh long, lá mãng cầu, cam non…
Không ai biết họ mua những thứ đó để làm gì. Nhưng mục đích của họ thì đã khá rõ: Mỗi thương vụ của họ có vẻ như đều nhằm đến cái đích là phá hoại.
Thử lấy ví dụ như việc họ mua rễ sim chẳng hạn. Có một dạo, rất nhiều người dân ở huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) ồ ạt lên rừng đào rễ cây sim về bán cho thương lái Trung Quốc với giá khá “hời”: 2.500 đồng/kg, ước tính mỗi ngày thương lái Trung Quốc thu mua hàng chục tấn rễ sim. Thân cây họ không mua, chỉ mua rễ.
Theo kỹ sư Hoàng Lê Minh (Công ty CP Giống lâm nghiệp vùng Đông Bắc) thì để có một cây sim trưởng thành, phải mất trên 10 năm. Nay phá lấy rễ chỉ trong phút chốc. Hậu quả của “chiến dịch đào rễ sim” này là núi đồi tan hoang, chi chít những hố sâu kéo dài đến tận biên giới, đất đai bị xói mòn, làm giảm khả năng ngăn chặn nước từ thượng nguồn đổ về, làm tăng nguy cơ lũ quét.
Ngoài tác dụng giữ đất, cây sim còn là một nguồn dược liệu quý, từ rễ đến lá, quả đều có tác dụng chữa được các bệnh như viêm dạ dày, viêm gan, phong thấp, đau khớp. Vậy mục đích của thương lái Trung Quốc khi mua rễ sim là gì, nếu không phải là hủy hoại đất và làm cạn kiệt nguồn dược liệu của ta?
Rồi đến cam non thái lát cũng vậy. Hàng ngàn ha cam non bị vặt trụi. Hậu quả mất mùa cam đã rõ ràng. Và một khi Việt Nam mất mùa cam thì đương nhiên cam Trung Quốc có cơ hội tràn sang.
Nay, giá sầu riêng non đang rất cao, tới 32.000 đồng/kg. Nhiều nhà vườn đang đua nhau hái sầu riêng non để bán. Nhiều thương lái Việt đang đổ tiền ra để thu mua.
Nhiều chuyên gia nhận định rằng rất có thể những trái sầu riêng non đó sẽ được thương lái Trung Quốc dùng thuốc ép cho chín rồi lại tuồn ngược về Việt Nam. Hoặc khi giá sầu riêng non được đẩy lên cao hơn nữa, thì chính thương lái Trung Quốc sẽ đẩy ngược lượng hàng đã mua đó trở lại, bán cho thương lái Việt rồi… biến mất.
Lúc đó, giá sầu riêng sẽ rớt thê thảm. Những nhà vườn làm ăn chân chính sẽ lao đao, còn những thương lái Việt sẽ chỉ biết khóc khi nhìn đống sầu riêng non khổng lồ, với món lãi ngân hàng ngày càng chồng chất. Đã ăn rất nhiều “quả đắng” như vậy rồi, mà sao không ai chịu rút kinh nghiệm?
Trao đổi với báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh, ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai cho biết, Sở đã nắm được thông tin này, và đang phối hợp với các cơ quan liên quan để khuyến cáo các nhà vườn không nên bán sầu riêng non.
Biết thông tin rất sớm như vậy là rất tốt, rất kịp thời. Nhưng sao chỉ “khuyến cáo”, mà không có biện pháp mạnh hơn để ngăn chặn?
Có thể bạn quan tâm
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thời gian qua nhiều hộ dân chủ động chuyển đổi diện tích trồng lúa sang cây trồng có giá trị kinh tế cao, hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện.
suất lúa được đánh giá cao nhất từ trước đến nay. Hiện tại, nông dân Quảng Nam đang thu hoạch hơn 20% diện tích, với năng suất bình quân ước đạt từ 55 đến 65 tạ/ha, cao hơn vụ Đông Xuân 2012-2013. Có nơi năng suất đạt 70 đến 80 tạ/ha. Theo nhận xét của nhiều nông dân, đây là vụ Đông Xuân đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa 2 miền khí hậu mùa đông lạnh, khô ở phía Bắc và nóng ẩm quanh năm ở phía Nam, Quảng Trị có khí hậu khắc nghiệt biến động mạnh theo mùa nhưng lại được thừa hưởng một chế độ bức xạ dồi dào do độ cao mặt trời và độ dài ban ngày quyết định.
Hiện nay, huyện Chợ Gạo đã trồng được trên 1.450 ha ca cao, trong đó diện tích đang cho trái đạt 1.270 ha. Mỗi năm, địa phương đạt sản lượng ca cao thu hoạch được khoảng 2.440 tấn, với giá bán dao động từ 3.500 - 4.200 đồng/kg đối với trái tươi và 38.000 - 42.000 đồng/kg đối với hạt khô.
Với diện tích hơn 19 ngàn ha, doanh thu đạt hơn 20 ngàn đôla mỗi năm, thanh long là loại cây trồng đang mang lại nguồn thu nhập rất lớn và ổn định cho người dân, là một trong những cây trồng chủ lực và có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của tỉnh Bình Thuận.