Mô hình nuôi cua biển thương phẩm đạt hiệu quả cao
Mục tiêu của mô hình nhằm giúp người dân tiếp cận các kiến thức về khoa học kỹ thuật (KHKT) mới, đa dạng hóa các đối tượng nuôi, đặc biệt tìm ra đối tượng nuôi mới phù hợp với điều kiện địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cao ở những vùng nuôi tôm kém hiệu quả.
Tháng 3 năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An giao cho Trạm Khuyến nông huyện Diễn Châu triển khai mô hình nuôi cua thương phẩm, với quy mô 0,5ha.
Ngay sau khi có Quyết định phê duyệt dự toán xây dựng mô hình, Trạm Khuyến nông huyện Diễn Châu đã phân công cán bộ phụ trách, chỉ đạo, phối hợp với chính quyền cơ sở khảo sát địa điểm, chọn hộ nuôi.
Qua khảo sát vùng nuôi ở các địa phương, Trạm, UBND xã Diễn Vạn đã thống nhất chọn hộ ông Phan Văn Niêm, xóm Vạn Nam, xã Diễn Vạn làm chủ hộ nuôi thực hiện mô hình.
Mô hình được Nhà nước hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn, vôi, chế phẩm sinh học, thuốc xử lý ao.
Trong quá trình thực hiện mô hình, cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn chủ hộ kỹ thuật nuôi và phòng bệnh cho cua.
Với quy mô 0,5ha, thả 5.000con cua giống cỡ 6-8cm/con, nguồn giống được lấy từ tự nhiên, thức ăn tươi sống đảm bảo chất lượng nên tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cua tương đối cao.
Sau 4 tháng nuôi, cua thu hoạch đạt trọng lượng trung bình 4con/kg, có những con đạt 2-3 con/kg.
Cua thu hoạch, cua đực thịt chắc, cua cái gạch rất nhiều.
Mô hình nuôi đã thu sản lượng 1.550kg cua thương phẩm, tại thời điểm thu hoạch cua thịt có giá bán 250.000 đồng/kg, cua gạch 350.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, người nuôi cua thu lãi 95,7 triệu đồng.
Từ những kết quả trên, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã và đang nhân rộng mô hình ra những vùng nước mặn lợ nuôi tôm kém hiệu quả.
Thành công của mô hình góp phần giúp bà con vùng nuôi tìm ra được đối tượng nuôi thích hợp, phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Có thể bạn quan tâm
Cua xanh (Scylla spp) là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được nuôi ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, là nguồn cung cấp thực phẩm tươi sống và là nguồn thu nhập quan trọng của cộng đồng cư dân ven biển. Ở nước ta, người dân một số địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An đã nuôi cua xanh từ rất lâu
Nuôi cua gạch cần có độ mặn cao, khoảng 25-35% để cua gạch phát triển tốt. Thức ăn là những loại cá tạp, còng, tép, ruốc, rau của
Ao nuôi cua con thành cua thịt thường theo hình thức nuôi thâm canh có diện tích từ 500m2 đến 5000m2, nên chọn vùng dễ thay nước nhờ vào thuỷ triều để giảm chi phí, nguồn nước đảm bảo vệ sinh. Bờ ao được đắp bằng đất hoặc xây gạch, rộng từ 3-4m,cao từ 1.5 đến 2m, cao hơn mực nước triều cao nhất ít nhất là 0.5m.
Cua xanh (Scylla spp) là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được nuôi ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, là nguồn cung cấp thực phẩm tươi sống và là nguồn thu nhập quan trọng của cộng đồng cư dân ven biển.
Cua đồng là đối tượng thủy sản quen thuộc, gắn bó với bà con nông dân của chúng ta từ xưa đến nay. Nuôi cua đang là một nghề mới rất hấp dẫn người dân và rất có tiềm năng. Cua sống hoang dã, rất ít bệnh tật nhưng khi đưa vào nuôi với mật độ cao hơn so với ngoài tự nhiên; cũng cần một số biện pháp kỹ thuật để đạt hiệu quả kinh tế cao.