Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Thủ tục nhập khẩu thủy sản làm giống để khảo nghiệm

Thủ tục nhập khẩu thủy sản làm giống để khảo nghiệm
Ngày đăng: 11/05/2015

Hồ sơ thủ tục nhập khẩu thủy sản làm giống khảo nghiệm bao gồm:

1, Hồ sơ bao gồm

- Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT.

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư.

- Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thủy sản xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học.

- Bản thuyết minh đặc tính sinh học, hiệu quả kinh tế của thủy sản xin nhập.

- Đề cương khảo nghiệm giống thủy sản của cơ sở khảo nghiệm (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT).

2, Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp hoặc theo đường bưu điện về Tổng cục Thủy sản.

Kiểm tra nội dung hồ sơ:

- Tổng cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn ngay thương nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng theo quy định trong trường hợp Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện.

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn (05) ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản phải cấp Giấy phép nhập khẩu, hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu.

Thủ tục đăng ký nhập khẩu thức ăn thủy sản để khảo nghiệm

Hỏi: Ông Hoàng Đức Phước ở Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh hỏi: “Công ty chúng tôi muốn nhập khẩu thức ăn thủy sản (tôm, cá) để khảo nghiệm. Xin cho biết những thủ tục cần thiết để được đăng ký khảo nghiệm?”.

Trả lời: Theo thông tin dịch vụ công của Tổng cục Thủy sản quy định “Thủ tục đăng ký nhập khẩu thức ăn thủy sản để khảo nghiệm” như sau:

1, Hồ sơ

a, Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đăng ký nhập khẩu thức ăn thủy sản mới để khảo nghiệm theo mẫu số 01/TS Ban hành kèm theo Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2011 của Bộ NN&PTNT.

- Đề cương khảo nghiệm thức ăn thủy sản mới theo mẫu số 06/TS ban hành kèm theo Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT ngày 28/11/2011 của Bộ NN&PTNT.

- Hợp đồng khảo nghiệm giữa cơ sở đăng ký khảo nghiệm với đơn vị thực hiện khảo nghiệm có tên trong danh sách được Bộ NN&PTNT công nhận.

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư (chỉ trình lần đầu).

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do của hàng hóa nhập khẩu (CFS) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp.

- Thành phần, chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp.

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm thành phần chất lượng chủ yếu và các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thức ăn thủy sản (đối với nhà sản xuất có một trong các giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO hoặc giấy chứng nhận tương đương) hoặc bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Phiếu báo kết quả phân tích chất lượng sản phẩm của phòng kiểm nghiệm độc lập hoặc cơ qua có thẩm quyền nước sản xuất cấp.

- Hồ sơ là bản gốc hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có dấu đóng treo của thương nhân đăng ký nhập khẩu. Nếu có bản gốc không phải là tiếng Anh thì bản dịch ra tiếng Việt phải có công chứng.

b, Số lượng hồ sơ (01 bộ)

2, Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp gửi hồ sơ trực tiếp hoặc theo đường bưu điện về Tổng cục Thủy sản.

Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ

- Tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn ngay Thương nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong trường hợp Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp.

- Thông báo bằng văn bản cho đơn vị lý do trong trường hợp không đồng ý cho nhập khẩu khảo nghiệm.

- Đối với hồ sơ đạt yêu cầu, Tổng cục Thủy sản có văn bản đồng ý cho nhập khẩu khảo nghiệm.

3, Cách thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ theo 1 trong 2 cách sau:

- Trực tiếp: Tại bộ phận “một cửa” Văn phòng Tổng cục Thủy sản hoặc Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định Nuôi trồng Thủy sản.

Địa chỉ: Số 10, Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội

- Qua đường bưu điện.

4, Thời gian giải quyết: 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5, Phí và lệ phí

40.000 đồng/lần (theo Thông tư số 199/2010/TT-BTC ngày 13/12/2010).

6, Căn cứ pháp lý của TTHC

- Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

- Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2011 của Bộ NNPTNT Hướng dẫn thực hiện nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

7, Điều kiện thực hiện TTHC

Điều kiện đối với đơn vị khảo nghiệm thức ăn thủy sản

- Có chức năng khảo nghiệm hoặc nghiên cứu về thức ăn thủy sản.

- Có cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để thực hiện khảo nghiệm.

- Về nhân sự, có hoặc thuê ít nhất 02 nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản.

(Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ NN&PTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).

Tags: nhap khau thuy san, nuoi trong thuy san, giong thuy san


Có thể bạn quan tâm

Công nghệ sản xuất cá chép giống Công nghệ sản xuất cá chép giống

Cá chép là đối tượng có giá trị kinh tế cao, dễ tiêu thụ, để có được nguồn cá giống tốt cần phải được chọn lựa, thuần dưỡng cá bố mẹ và áp dụng tốt các quy trình kỹ thuật.

22/07/2015
Thận trọng thả nuôi tôm thẻ Thận trọng thả nuôi tôm thẻ

Thời tiết thất thường nên nuôi tôm trở nên rất khó. Nếu không tuân thủ lịch thả nuôi và thả giống không có chất lượng thì nguy cơ thất bại là rất lớn.

22/07/2015
Sử dụng đồng trong nuôi trồng thủy sản Sử dụng đồng trong nuôi trồng thủy sản

Đồng được sử dụng để kiểm soát tảo lam là loài tảo gây ra mùi mục rữa trong nuôi trồng thủy sản, trị bệnh và ký sinh trùng, nhằm tránh tích tụ/bám bẩn trong nuôi lồng. Mặc dù, đồng là chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật và động vật, nhưng sự dư thừa có thể gây tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người.

21/07/2015
Những điều cần biết cho vụ nuôi cá Những điều cần biết cho vụ nuôi cá

Hàng năm vào khoảng tháng 2, 3 khi thời tiết ấm dần lên cũng là thời điểm bước vào vụ nuôi cá mới. Để vụ nuôi thành công đòi hỏi người nuôi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật nuôi cá.

21/07/2015
Rô phi giải pháp hoàn hảo cho ngành nuôi tôm Rô phi giải pháp hoàn hảo cho ngành nuôi tôm

Môi trường ô nhiễm khiến dịch bệnh trên tôm nuôi hoành hành khắp nơi. Mô hình nuôi cá rô phi trong ao lắng của hệ thống nuôi tôm ở một số địa phương giúp cải thiện tốt môi trường nuôi, giảm dịch bệnh.

21/07/2015