Thủ tục nhập khẩu thủy sản làm giống để khảo nghiệm
Hồ sơ thủ tục nhập khẩu thủy sản làm giống khảo nghiệm bao gồm:
1, Hồ sơ bao gồm
- Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT.
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư.
- Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thủy sản xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học.
- Bản thuyết minh đặc tính sinh học, hiệu quả kinh tế của thủy sản xin nhập.
- Đề cương khảo nghiệm giống thủy sản của cơ sở khảo nghiệm (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT).
2, Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp hoặc theo đường bưu điện về Tổng cục Thủy sản.
Kiểm tra nội dung hồ sơ:
- Tổng cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn ngay thương nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng theo quy định trong trường hợp Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn (05) ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản phải cấp Giấy phép nhập khẩu, hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu.
Thủ tục đăng ký nhập khẩu thức ăn thủy sản để khảo nghiệm
Hỏi: Ông Hoàng Đức Phước ở Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh hỏi: “Công ty chúng tôi muốn nhập khẩu thức ăn thủy sản (tôm, cá) để khảo nghiệm. Xin cho biết những thủ tục cần thiết để được đăng ký khảo nghiệm?”.
Trả lời: Theo thông tin dịch vụ công của Tổng cục Thủy sản quy định “Thủ tục đăng ký nhập khẩu thức ăn thủy sản để khảo nghiệm” như sau:
1, Hồ sơ
a, Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký nhập khẩu thức ăn thủy sản mới để khảo nghiệm theo mẫu số 01/TS Ban hành kèm theo Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2011 của Bộ NN&PTNT.
- Đề cương khảo nghiệm thức ăn thủy sản mới theo mẫu số 06/TS ban hành kèm theo Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT ngày 28/11/2011 của Bộ NN&PTNT.
- Hợp đồng khảo nghiệm giữa cơ sở đăng ký khảo nghiệm với đơn vị thực hiện khảo nghiệm có tên trong danh sách được Bộ NN&PTNT công nhận.
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư (chỉ trình lần đầu).
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do của hàng hóa nhập khẩu (CFS) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp.
- Thành phần, chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp.
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm thành phần chất lượng chủ yếu và các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thức ăn thủy sản (đối với nhà sản xuất có một trong các giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO hoặc giấy chứng nhận tương đương) hoặc bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Phiếu báo kết quả phân tích chất lượng sản phẩm của phòng kiểm nghiệm độc lập hoặc cơ qua có thẩm quyền nước sản xuất cấp.
- Hồ sơ là bản gốc hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có dấu đóng treo của thương nhân đăng ký nhập khẩu. Nếu có bản gốc không phải là tiếng Anh thì bản dịch ra tiếng Việt phải có công chứng.
b, Số lượng hồ sơ (01 bộ)
2, Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp gửi hồ sơ trực tiếp hoặc theo đường bưu điện về Tổng cục Thủy sản.
Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ
- Tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn ngay Thương nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong trường hợp Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp.
- Thông báo bằng văn bản cho đơn vị lý do trong trường hợp không đồng ý cho nhập khẩu khảo nghiệm.
- Đối với hồ sơ đạt yêu cầu, Tổng cục Thủy sản có văn bản đồng ý cho nhập khẩu khảo nghiệm.
3, Cách thức thực hiện
Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ theo 1 trong 2 cách sau:
- Trực tiếp: Tại bộ phận “một cửa” Văn phòng Tổng cục Thủy sản hoặc Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định Nuôi trồng Thủy sản.
Địa chỉ: Số 10, Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội
- Qua đường bưu điện.
4, Thời gian giải quyết: 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5, Phí và lệ phí
40.000 đồng/lần (theo Thông tư số 199/2010/TT-BTC ngày 13/12/2010).
6, Căn cứ pháp lý của TTHC
- Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
- Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2011 của Bộ NNPTNT Hướng dẫn thực hiện nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
7, Điều kiện thực hiện TTHC
Điều kiện đối với đơn vị khảo nghiệm thức ăn thủy sản
- Có chức năng khảo nghiệm hoặc nghiên cứu về thức ăn thủy sản.
- Có cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để thực hiện khảo nghiệm.
- Về nhân sự, có hoặc thuê ít nhất 02 nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản.
(Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ NN&PTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).
Tags: nhap khau thuy san, nuoi trong thuy san, giong thuy san
Related news
Ông Phan Khắc Nhựt Tiến ở khóm 8, phường 5, TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) có kinh nghiệm 15 năm nuôi tôm.
Tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 5.350ha diện tích nuôi tôm nước lợ, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ và tôm sú. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, bệnh trên tôm diễn biến ngày càng phức tạp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi tôm trong tỉnh.
Hiện nay, protein thực vật đang được sử dụng để thay thế dần bột cá trong khẩu phần thức ăn thủy sản nói chung và thức ăn tôm nói riêng. Tuy nhiên các chất kháng dinh dưỡng đặc biệt là phytate có trong nguyên liệu thực vật có khả năng liên kết chặc chẽ với các muối khoáng canxi, magiê, sắt và kẽm làm giảm độ tiêu hóa các khoáng chất gây thiếu khoáng cho tôm nuôi.
Ốc nhồi thương phẩm có giá trị kinh tế cao, nhu cầu thị trường lớn. Việc nuôi thương phẩm ốc nhồi đáp ứng nhu cầu thị trường, giảm áp lực khai thác, bảo vệ và khôi phục nguồn lợi ốc tự nhiên.
Trong nuôi tôm, tùy theo phương thức sản xuất khác nhau mà thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo chiếm vị trí khác nhau. Trong hình thức nuôi quảng canh, thức ăn tự nhiên là quan trọng, nhưng khi nuôi tôm với hình thức bán thâm canh hoặc thâm canh thì thức ăn nhân tạo thay thế dần cho thức ăn tự nhiên.