Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Nhập Cao Từ Trồng Rau Gia Vị

Thu Nhập Cao Từ Trồng Rau Gia Vị
Ngày đăng: 02/04/2013

Từ nhiều năm nay, xã Tân Minh, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã nổi tiếng là vùng trồng rau gia vị của TP. Bằng sự cần cù lao động, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật (KHKT), người dân ở đây đã từng bước nâng cao thu nhập, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.

Ông Lê Hồng Phong, thôn La Uyên cho biết, từ khi được cán bộ hợp tác xã hướng dẫn áp dụng KHKT, ông đã biết cách chăm sóc cây rau cho phù hợp, vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hiện với 5 sào trồng rau gia vị (tía tô, kinh giới, thìa là…), mỗi ngày gia đình ông thu hoạch 100 - 150 bó rau. Với giá bán bình quân tại ruộng từ 2.500 - 3.000 đồng/bó, trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông thu được từ 30 - 40 triệu đồng. Tương tự, với 3 sào trồng rau, mỗi năm, gia đình anh Nguyễn Minh Tuyên, thôn Thọ Giáo có thu nhập ổn định 30 triệu đồng…

Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó chủ nhiệm HTX Nông nghiêp cho biết: Toàn xã hiện có trên 1.800 hộ tham gia trồng rau, đóng góp hàng năm 70 - 80% thu nhập toàn xã. Với tổng diện tích 90 ha, hàng năm xã cung cấp ra thị trường hơn 9.000 tấn rau, góp phần tạo công ăn việc làm cho khoảng 70% lao động nông thôn, mang lại thu nhập bình quân từ 40 - 50 triệu đồng/hộ. Nhằm khắc phục những khó khăn còn tồn tại về nguồn nước sông Nhuệ bị ô nhiễm nặng, thị trường đầu ra cho rau gia vị bấp bênh, nhiều hộ vẫn còn thói quen trồng rau cũ…, xã đã phối hợp với cán bộ Trung tâm Khuyến nông Hà Nội thường xuyên tập huấn kỹ thuật giúp bà con dần thay thế phân tươi gây ô nhiễm bằng phân hữu cơ vi sinh từ việc ủ rơm, tuyên truyền đến người dân sử dụng nguồn nước ngầm sạch. Hiện trên những cánh đồng rau ở Tân Minh, nông dân trồng rau đã đầu tư hàng chục giếng khoan, khai thác nguồn nước sạch để tưới rau.

Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Công Bằng cho biết, để đảm bảo năng suất, hiệu quả từ trồng rau gia vị, xã đã tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT). Đến nay, đã có 4/5 thôn hoàn thành với tổng diện tích 267 ha, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. Trong năm 2013, xã phấn đấu hoàn thành công tác DĐĐT, xây dựng 2 nhà máy xử lý nước thải tại các thôn Thọ Giáo, Phúc Trại. Bên cạnh đó, xã cũng mong muốn thành phố và huyện tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng vùng sản xuất rau an toàn với tổng diện tích 50 ha.


Có thể bạn quan tâm

Hồ Tiêu Chết Hàng Loạt Ở Quảng Trị Hồ Tiêu Chết Hàng Loạt Ở Quảng Trị

Hồ tiêu Quảng Trị có thương hiệu bởi chất lượng, nhưng thứ cây truyền thống hiệu quả kinh tế cao này đang thối gốc, héo lá rồi chết hàng loạt khiến người làm vườn như ngồi trên đống lửa vì không có cách chữa trị.

08/05/2013
Vui Buồn Vì Dưa Ở Quảng Bình Vui Buồn Vì Dưa Ở Quảng Bình

Tháng tư trời nắng như đổ lửa, trên những ruộng dưa hấu ở các đội Sao Vàng, Truyền Thống, thị trấn Việt Trung (Bố Trạch - Quảng Bình), bà con nông dân đang hối hả thu hoạch vụ mùa, chính trong năm. Thời điểm này, điệp khúc “được mùa mất giá” đang hiện hữu nơi đây khi giá dưa hấu đã tụt hơn một nửa so với năm ngoái, đồng thời một số chủ ruộng dưa lâm vào hoàn cảnh dở khóc dở cười vì thương lái “bỏ của chạy lấy người”...

09/05/2013
Xoài Cát Thu Hoạch Sớm Có Giá Kỷ Lục, Hiếm Hàng Xoài Cát Thu Hoạch Sớm Có Giá Kỷ Lục, Hiếm Hàng

Chủ nhiệm Hợp tác xã Hòa Lộc (xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, Tiền Giang) Nguyễn Thành Nhơn cho biết vụ xoài thu hoạch sớm năm nay nguồn cung không đủ cầu và có giá cao kỷ lục.

09/12/2012
Thí Điểm Mô Hình Táo Dây Xanh Ở Lương Sơn (Bình Thuận): Thí Điểm Mô Hình Táo Dây Xanh Ở Lương Sơn (Bình Thuận):

Thực hiện chuyển đổi giống cây trồng trên vùng đất sản xuất kém hiệu quả, đang được người dân các địa phương trong tỉnh quan tâm áp dụng. Mới đây người dân thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) đã thử nghiệm trồng giống táo dây xanh trên vùng đất khô hạn, bạc màu, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ.

09/05/2013
Chăn Nuôi Bò Thâm Canh Ở Cam Lộ Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Chăn Nuôi Bò Thâm Canh Ở Cam Lộ Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Cam Lộ (Quảng Trị) là một huyện trung du, có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, thủy văn và các vùng sinh thái khác nhau thích ứng cho quá trình đa dạng hóa nông nghiệp, trong đó lợi thế nhất là đồng cỏ để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Thực tế trong những năm qua, với sự tác động tích cực của các chính sách hỗ trợ của huyện, tỉnh, nông dân trong huyện đã khai thác được thế mạnh về đất đai và lao động đưa lại hiệu quả khá cao trong sản xuất cây công nghiệp ngắn, dài ngày và chăn nuôi trâu bò đàn.

10/05/2013