Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thủ Lĩnh Nông Dân

Thủ Lĩnh Nông Dân
Ngày đăng: 28/07/2013

Ở xã Trà Giác (Bắc Trà My), nhắc đến Chủ tịch Hội Nông dân xã A Lăng Má, nhân dân địa phương coi anh như “chiếc phao” giúp đồng bào thoát nghèo.

“Dân mình còn nghèo quá! Nếu cứ phụ thuộc vào nương rẫy, chưa chắc đã đủ ăn. Do vậy mình phải có nhiều mô hình chăn nuôi, sản xuất để giúp bà con cải thiện dần cuộc sống”. Đó là trăn trở đầu tiên của A Lăng Má. Anh tâm niệm, một khi đã là chỗ dựa của dân, được dân tin yêu, kỳ vọng, bản thân mình phải phấn đấu để trở thành một “thủ lĩnh nông dân” thực sự. Nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả được A Lăng Má giới thiệu rồi vận động, hướng dẫn bà con làm theo. Đã có không ít hộ thoát nghèo nhờ anh “đưa đường chỉ lối”.

Sinh năm 1984 trong một gia đình đông anh em, từ nhỏ A Lăng Má thấu hiểu được cuộc sống khó khăn của bà con vùng cao. Đã hoàn thành chương trình Đại học Nông Lâm Huế và đang hoàn thành khóa học trung cấp chính trị, người con của núi rừng này luôn tìm những mô hình làm kinh tế hay, hiệu quả, phù hợp với địa phương để ứng dụng. Anh dành nhiều thời gian đến từng gia đình tìm hiểu và gợi mở nhiều hướng làm ăn tùy vào từng hoàn cảnh.

Với các hộ quá khó khăn, bước đầu anh trích quỹ hội hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng... tạo điều kiện cho các hộ đặt nền móng làm kinh tế. Mới đây, anh trích quỹ hỗ trợ cặp heo giống trị giá 2 triệu đồng cho hộ ông Trần Văn Chiến (ở thôn 4) “khởi sự” phát triển chăn nuôi. Ông Chiến vui lắm, bảo: “Được cán bộ Má và chi hội quan tâm, dân chúng tôi có điều kiện để làm ăn kinh tế. Vừa trồng trọt vừa chăn nuôi thế này, có thể cải thiện đời sống được rồi”.

Theo anh A Lăng Má, việc gần dân chính là “mấu chốt” để giải quyết ngọn ngành mọi công việc. Từ đó mới thấu hiểu được những mong muốn, khó khăn của nông dân. “Có gần dân, sát dân mới biết họ cần gì, gặp khó khăn như thế nào, vướng mắc ra sao trong sản xuất, mình có thể kịp thời giúp tháo gỡ” - anh Má bộc bạch. Hằng năm anh đặt ra mục tiêu giúp từ 1 - 2 hộ thoát nghèo với những hướng đi cụ thể, hỗ trợ thiết thực. Vì quỹ hội rất khiêm tốn nên A Lăng Má tích cực đi vận động, gõ cửa nhiều nơi để có nguồn hỗ trợ “cần câu” cho bà con.

Đại hội Đại biểu Hội Nông dân toàn quốc lần thứ VI diễn ra từ ngày 30.6 - 3.7,  A Lăng Má là chủ tịch hội nông dân cơ sở tiêu biểu được bầu chọn tham dự. Anh tâm sự, đây là niềm vinh dự cho bản thân, mặt khác cũng là trách nhiệm lớn lao đối với bà con địa phương. Biết tin A Lăng Má sắp ra Hà Nội dự đại hội, bà con thường kéo tới nhà để chúc mừng và gửi gắm niềm tin vào anh. “Bà con đặt niềm tin, kỳ vọng vào mình rất nhiều. Đây là cơ hội tốt để gặp gỡ, học hỏi nhiều mô hình, kinh nghiệm làm kinh tế về giúp lại đồng bào mình thoát nghèo” - A Lăng Má chia sẻ.


Có thể bạn quan tâm

Hồ Giáo người từ chối làm quan để được chăn bò Hồ Giáo người từ chối làm quan để được chăn bò

“Anh Hồ Giáo ơi/ Tôi nghe tiếng khèn pi yêu thương giữa lòng anh…/ Tôi nghe núi Ba Vì với sông Đà hòa tiếng ca” (ca khúc “Bài ca anh Hồ Giáo” của nhạc sĩ Nhật Lai) - qua giọng hát vàng một thời Quốc Hương vẫn vang lên đâu đó đưa tiễn ông Hồ Giáo về trời…

19/10/2015
Tây Ninh tái cơ cấu nông nghiệp cải thiện nhanh đời sống nông thôn Tây Ninh tái cơ cấu nông nghiệp cải thiện nhanh đời sống nông thôn

Sau 2 năm triển khai đề án tái cơ cấu (TCC) ngành nông nghiệp, Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2015 – 2020 đánh giá bước đầu đề án đã đạt những kết quả đáng khích lệ, góp phần cải thiện nhanh đời sống khu vực nông thôn.

19/10/2015
Trồng lúa Séng Cù, lợi nhuận tăng 200% Trồng lúa Séng Cù, lợi nhuận tăng 200%

Nhiều hộ dân ở thôn Đông Căm, xã Mường Vi, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai khi tham gia “Dự án sản xuất lúa chất lượng cao giống lúa Séng Cù” cho biết, nhờ trồng giống lúa này, lợi nhuận đã tăng tới 200%.

19/10/2015
Kiếm tiền từ nghề săn cỏ ở Sài Gòn Kiếm tiền từ nghề săn cỏ ở Sài Gòn

Để có thêm thu nhập, một số người dân ở Củ Chi, TP HCM săn cỏ tự nhiên về bán cho các chủ trại bò sữa với giá 3.000-5.000 đồng mỗi bó.

19/10/2015
Hợp đồng tiêu thụ nông sản sự cần thiết của nhà nông Hợp đồng tiêu thụ nông sản sự cần thiết của nhà nông

Trao đổi với NTNN, luật sư Trần Hữu Huỳnh- Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, nông dân muốn giàu trước hết phải có sự liên kết, làm ăn chuyên nghiệp thông qua các hợp đồng tiêu thụ nông sản.

19/10/2015