Thu hơn 1 tỷ đồng/năm từ cây nho dại

Anh Lang cho biết, năm 1999, anh có dự hội thảo trồng nho tại tỉnh Bình Thuận. Sau đó, anh đem về 4 cây nho dại trồng trong vườn cho đẹp. Mặc dù ít chăm sóc nhưng cây nho dại vẫn phát triển rất tốt. Anh nảy sinh ý tưởng ghép gốc nho dại với nho đỏ nên quay lại Bình Thuận học kỹ thuật ghép giống nho. Được học kỹ thuật bài bản, năm 2001 anh quyết định trồng 6,5 sào nho dại để cung cấp nguồn giống cho nông dân. Vừa cung cấp cây giống, anh vừa xuống tận các vườn nho hướng dẫn kỹ thuật trồng cho các nông dân. Kết quả nhiều nông dân đã có thu nhập cao nhờ cách làm này.
Hiện nay, anh đã trồng trên 1,6ha giống nho dại tại TP.Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) và huyện Tuy Phong (Bình Thuận). Giống nho dại không những cung cấp cho cả nước mà còn cung cấp ra nước ngoài. Ước tính, mỗi năm anh cung cấp trên 600.000 gốc giống nho dại cho nông dân, thu về trên 1 tỷ đồng/năm sau khi trừ chi phí.
Anh cho biết thêm, kỹ thuật ghép giống nho này rất dễ, giống nho dại ghép được với tất cả các giống nho khác. Anh phân tích, giống nho trồng trực tiếp trước đây thường hay bị lão hóa dẫn đến năng suất thấp, thu nhập của người nông dân không cao. Với cách ghép này, nho cho năng suất tăng gấp 2 – 3 lần so với cách làm truyền thống, giảm được trên 30% chi phí đầu tư, kháng được sâu bệnh, cây phát triển mạnh.
Anh khẳng định toàn bộ cơ ngơi khang trang như ngày hôm nay cũng đều từ vườn nho dại.Không những anh cần cù làm ăn mà anh còn nhiệt tình chia sẽ tư vấn kỹ thuật trồng nho cho nhiều nông dân khác. Đầu năm 2014, anh đã bỏ ra trên 100 triệu đồng xây dựng mái che và một số thiết bị để đầu tư cho vườn ươm nho.
Bà Phạm Thị Ngai – Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Mỹ Hải, cho biết thêm, toàn phường có trên 20 hộ trồng nho, bình quân mỗi hộ trồng trên 2 sào, đa số các hộ này đều áp dụng kỹ thuật ghép nho dại với giống nho đỏ, thu nhập 50 triệu đồng/1,5 sào/vụ. Anh Lang là một trong những nông dân tiên phong làm giống nho này và đồng thời chia sẽ kỹ thuật cho trên 30 hộ có cùng sở thích trồng nho. Nhờ đó, mà nhiều hộ trồng nho thoát nghèo, vươn lên khá giả.
Có thể bạn quan tâm

Bãi biển Kim Sơn những ngày đầu năm 2015 khá trầm lắng. Vụ tôm năm trước, dịch bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy “làm mưa làm gió” vùng thủy sản. Làm ăn thua lỗ, chủ ao, đầm sợ mầm bệnh vẫn luẩn quẩn trong nước nên chẳng mặn mà đầu tư thả tôm giống.

Năm 2014, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) tỉnh Nghệ An được đánh giá thắng lợi với tất cả các chỉ tiêu đều đạt và vượt: Sản lượng nuôi trồng đạt gần 45.500 tấn, diện tích NTTS đạt trên 23.600 tấn, tổng giá trị sản xuất đạt khoảng 1.950 tỷ đồng. để phát huy tiềm năng lợi thế hơn nữa, ngành xác định cần chú trọng hơn nữa khâu sản xuất, kiểm soát con giống.

Gia đình ông Nguyễn Thành Tâm (xã Vĩnh Thạnh Trung, Châu Phú) có 2 héc-ta ao nuôi cá tra. Bình quân mỗi vụ (thời gian nuôi 6 tháng), ông thu hoạch trên 80 tấn cá. Vậy mà đã hơn 10 năm nay, cuộc sống gia đình ông mỗi ngày một đi xuống, nợ nần chồng chất. Tiền mua thức ăn ở cửa hàng trong xã trên 170 triệu đồng, đến nay vẫn chưa thanh toán được.

Nếu như cách đây khoảng 2 tháng, giá cá lóc nuôi ở mức cao khiến người nuôi tại huyện Vị Thủy (Hậu Giang) phấn khởi thì thời điểm hiện tại giá cá lóc thương phẩm được thu mua tại ao chỉ còn 25.000 - 28.000 đồng/kg tùy kích cỡ. Còn giá bán tại các chợ từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, thấp hơn 10.000 đồng/kg so với trước đó.

Tôm giống Bình Thuận là sản phẩm lợi thế, trong thời gian qua tình hình sản xuất, tiêu thụ tôm giống tiếp tục có những chuyển biến tiến bộ. Sản lượng tôm giống tăng khá nhanh, năm 2013 đạt 17,5 tỷ post, năm 2014 tăng lên 28 tỷ post, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 28%/năm.