Thu Gom Trứng Cách Hạn Chế Ốc Bươu Vàng Hiệu Quả Nhất

Để hạn chế tác hại của ốc bươu vàng (OBV), cần áp dụng nhiều biện pháp quản lý tổng hợp OBV, trong đó có biện pháp bắt ốc bằng tay hoặc thu gom trứng ốc.
OBV là loài đẻ nhiều và rất "mắn", một con ốc cái mỗi lần có thể đẻ được đến 500 trứng. Trứng đẻ thành từng ổ khoảng 25 quả trở lên, sau khi đẻ khoảng 1 - 2 tuần trứng nở thành ốc con, và sau khi nở khoảng 70 - 100 ngày thì những con ốc con này lại có thể đẻ trứng, ốc có thể sống được khoảng 2 - 3 năm.
Ốc con có vỏ rất mềm, rơi xuống nước và trôi lập lờ trên mặt nước, khi chúng rơi rớt xuống nước thì việc thu gom sẽ hết sức khó khăn và tốn nhiều công sức. Vì vậy, việc thu gom trứng OBV là biện pháp diệt ốc một cách chủ động và cho hiệu quả cao hơn là đi nhặt từng con ốc.
Đặc biệt là dù sinh sống ở dưới nước; nhưng khi đẻ bao giờ ốc mẹ cũng phải bò lên khỏi mặt nước, bám vào các giá thể như thân cây lúa, cây cỏ, cây cọc, bờ tường... cách mặt nước vài tấc để đẻ trứng.
Qua các chiến dịch ra quân đi thu gom OBV và trứng cho thấy, việc đi tìm và thu gom một ổ trứng dễ hơn rất nhiều so với việc đi tìm và thu gom vài trăm con ốc con đã rớt xuống nước và phát tán đi khắp nơi. Do vậy, muốn thu được kết quả cao trong công tác phòng trừ OBV, nên áp dụng triệt để biện pháp gom ổ trứng.
Để thu được nhiều ổ trứng, ngoài việc đi tìm và thu gom những ổ trứng được ốc đẻ ở ven các ao, hồ, kênh, rạch, bờ ruộng lúa, trên cây lúa, cây cỏ trong ruộng... hãy dùng cây, que, cọng dừa, thân cây khoai mì, bắp... cắm ở những chỗ có nhiều ốc tập trung như trong các mương vườn, quanh các ao, hồ, đìa, rãnh, những chỗ trũng trong ruộng... để làm giá thể "dụ" cho ốc mẹ leo lên đẻ trứng; rồi định kỳ vài ngày một lần đi thu gom tiêu hủy.
Ở những chỗ ngập sâu, có thể dùng xuồng để thu gom. Thu gom trứng phải được tiến thành đồng loạt và thường xuyên trên diện rộng; phải kết hợp với những biện pháp khác như: bắt ốc bằng tay, đào rãnh "dụ" ốc, dùng lưới che chắn các đường nước, thả vịt, dùng thuốc hóa học... Với cách làm này, chắc chắn bà con sẽ hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do OBV gây ra.
Có thể bạn quan tâm

Đối với vụ Đông xuân: Dọn sạch cỏ. Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánh lồng có trang kèm theo. Đối với vụ Hè thu: Cày đất bằng máy với độ sâu từ 15-20 cm.

Phối hợp nhiều biện pháp cùng 1 lúc: Thời vụ tập trung, vệ sinh đồng ruộng, đặt bẫy, đào hang, bỏ khí đá vào hang, bơm nước vào hang, dùng chó săn bắt.

Thực hiện tốt các khâu kỹ thuật ngâm ủ hạt giống sẽ có tỷ lệ nảy mầm cao, loại bỏ được một số loại bệnh hại và kí sinh trên hạt Phơi lại hạt giống: Hạt giống cần phơi lại 6- 8 giờ trong nắng nhẹ (không phơi trực tiếp trên sân gạch hay sân xi măng). Phơi lại có tác dụng làm cho hạt hút nước nhanh, xúc tiến hoạt động của hệ thống men, tăng khả năng nảy mầm.

Tên khoa học: Sogatella furcifera Horvath) Thuộc Họ: Delphacidae Bộ: Homoptera Đặc điểm hình thái:

(Cnaphalocrosis medinalis Guenee) (Tên khoa học: Cnaphalocrosis medinalí Guenee) Thuộc: Họ: Pyralidae Bộ: Lepidoptera