Thông Báo Về Việc Thay Đổi Thông Tin Trong Chứng Thư Cấp Cho Lô Hàng Thủy Sản Xuất Khẩu

Thời gian vừa qua, NAFIQAD liên tục nhận được rất nhiều văn bản của DN XK thủy sản đề nghị về việc cấp đổi chứng thư, thay đổi thông tin trong chứng thư đã cấp cho các lô hàng thủy sản XK sang EU do nhầm lẫn trong quá trình cung cấp thông tin XK, bốc dỡ hàng hóa. Nhiều trường hợp, đối với 01 lô hàng, các DN đề nghị thay đổi thông tin cấp chứng thư xác nhận đến 3-4 lần. Các sai sót, vi phạm thường gặp trong việc đăng ký, cung cấp thông tin để cấp chứng thư là sai lỗi về ghi nhãn, số container, số seal, thông tin về cảng đến của lô hàng… Đặc biệt, nhiều lô hàng được sản xuất bởi các cơ sở có trong danh sách ưu tiên (không được kiểm tra ngoại quan trước khi XK) bị phát hiện có sai sót về ghi nhãn hoặc thông tin trên nhãn không phù hợp với thông tin trong chứng thư.
Việc liên tục gặp vướng mắc, đề nghị bạn hàng gửi thư xác nhận không những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động XK của chính DN mà còn ảnh hưởng tới uy tín của NAFIQAD đối với cơ quan thẩm quyền của nước NK, phát sinh thêm nguồn lực, thời gian của NAFIQAD để giải quyết các vụ việc.
Về vấn đề này, NAFIQAD đã có công văn số 2411/QLCL-CL1 ban hành ngày 14/11/2014 về việc thay đổi thông tin trong chứng thư cấp cho lô hàng thủy sản XK. Trong đó, NAFIQAD yêu cầu các DN nghiên cứu kỹ các quy định của thị trường NK trong việc đăng ký cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản XK, các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu liên quan đến giao dịch, thương mại, hạn chế tối đa các trường hợp cung cấp thông tin không phù hợp với yêu cầu của thị trường cũng như nhà NK dẫn tới việc sai lệch thông tin trong chứng thư cấp cho các lô hàng thủy sản XK.
Đối với các lô hàng sản xuất bởi các cơ sở trong danh sách ưu tiên, NAFIQAD sẽ không giải quyết bất kỳ trường hợp sai sót nào liên quan đến thông tin ngoại quan của sản phẩm. Do vậy, DN cần lưu ý đến các quy định về ghi nhãn, đối chiếu kỹ thông tin trên nhãn và thông tin trong hồ sơ đăng ký cấp chứng thư trước khi nộp hồ sơ đăng ký.
Nguồn bài viết: http://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/53_38813/Thong-bao-ve-viec-thay-doi-thong-tin-trong-chung-thu-cap-cho-lo-hang-thuy-san-xuat-khau.htm
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, tình trạng nhập lậu cá tầm từ các tỉnh biên giới phía Bắc vào nước ta ngày càng nhiều. Cá tầm nhập lậu giá rất rẻ khiến các doanh nghiệp (DN) nuôi và chế biến cá tầm trong nước không thể cạnh tranh nổi.

Từ đầu năm đến nay, ngành chăn nuôi trong nước liên tục phải đối mặt với khó khăn do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá sản phẩm chăn nuôi xuống thấp, người nông dân bị thua lỗ. Bởi vậy, mặc dù Cục Chăn nuôi khẳng định hiện tình hình chăn nuôi đã đi vào ổn định nhưng không ít người vẫn băn khoăn, chưa thể lạc quan về sản xuất từ nay đến cuối năm.

Anh Lại Trường Vũ (SN 1978) - chuyên viên Văn phòng HĐND-UBND huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) xuất thân trong gia đình nông dân. Gia đình anh canh tác hơn 6 công vườn. Do chi phí đầu tư hệ thống tưới tiêu khá lớn, đặc biệt là béc phun, có loại phải tốn hơn 4 triệu đồng cho một công vườn, từ đó anh đã tìm tòi tự chế ra loại béc phun giá thành rất rẻ mà vô cùng tiện ích.

Nhiều năm qua, huyện Hải Hậu (Nam Định) luôn đi đầu trong việc xây dựng các mô hình sản xuất ứng dụng kỹ thuật canh tác mới, trong đó mô hình cấy lúa mùa theo phương thức không làm đất đã được khẳng định với nhiều ưu điểm như năng suất tăng, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận gây ra, tạo quỹ đất để mở rộng diện tích trồng cây vụ đông trên đất hai vụ lúa. Hiện nay, mô hình này đang được nông dân các địa phương trong huyện áp dụng và nhân rộng qua từng năm.

Sở Công thương tỉnh, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) vừa có buổi làm việc với huyện Châu Phú (An Giang) về tình hình cung ứng giống đậu bắp, thực hiện chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ lúa Jamine Global GAP và việc xây dựng nhà máy sơ chế nguyên liệu.