Thịt lợn thảo mộc có gì đặc biệt?
Ông Trần Văn Bình - Phó giám đốc Công ty chăn nuôi và chế biến thực phẩm Sài Gòn (SagriFood) cho biết, nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch, bổ dưỡng của người tiêu dùng, SagriFood đã nuôi thử nghiệm và thành công với sản phẩm thịt lợn thảo mộc Sagri.
Trong ảnh: Sản phẩm thịt lợn thảo mộc vừa được Sagri giới thiệu.
Theo đó, sản phẩm thịt lợn thảo mộc Sagri có mùi thơm nhẹ và vị ngọt, hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với thịt thông thường, đặc biệt quá trình chăn nuôi không sử dụng kháng sinh. Các thảo mộc trong khẩu phần ăn giúp tăng chất chống oxy hóa cho thịt lợn.
Theo nhận định của ông Bình, do không sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi nên thịt lợn thảo mộc rất an toàn, chất lượng thịt có tính đàn hồi tốt và màu sắc thịt tốt hơn, có mùi vị thơm ngon hơn…
Hiện tại, lợn thảo mộc của SagriFood được chăn nuôi tại xí nghiệp Chăn nuôi lợn Đồng Hiệp (Huyện Củ Chi, T.PHCM), trại chăn nuôi Phước Long và trại lợn Đồng Hiệp cơ sở 2 tại tỉnh Đắk Nông.
Bà Đoàn Thị Kiều Tiên - Giám đốc công ty TNHH Duy Trường, đơn vị cung cấp thảo mộc Herch - Porch cho Sagri khẳng định, thảo mộc có tên là “Herb-Porch”, được bào chế từ hơn 140 loại thảo dược tự nhiên như hương thảo, đinh lăng, oải hương, húng quế... Hỗn hợp thảo dược có chức năng giải trừ độc tố, kháng khuẩn và tăng cường miễn dịch, có khả năng thay thế một số kháng sinh và ức chế vi khuẩn có hại.
Việc sử dụng thảo mộc cũng giúp tăng trọng bình quân của lợn đạt 1041gr/con/ngày, cao hơn 50gr/con/ngày so với mức bình quân chung của đàn. Trong khi đó, tỷ lệ tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng trong giai đoạn thử nghiệm là 2,71kg TACN/kg, thấp hơn 0.5kg TACN/kg thịt tăng trọng so với bình quân chung của đàn.
Tuy nhiên, theo ông Lê Tấn Hùng - Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (Sagri), nguồn thảo mộc sử dụng nuôi lợn phải nhập khẩu từ nước ngoài, do một công ty Đài Loan sản xuất. Do đó, giá thịt lợn thảo mộc Sagri cao hơn thịt lợn thông thường 20%. Sản phẩm được bán tại các cửa hàng SagriFood và tại Chợ phiên nông sản an toàn do Sở NNPTNT TP.HCM tổ chức mỗi thứ 7 hằng tuần.
Có thể bạn quan tâm
Sau nhiều năm đàm phán, Đài Loan đã mở cửa thị trường trở lại với yêu cầu thanh long phải được xử lý bằng hơi nước nóng.
Ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang phong trào nuôi rắn nhốt chuồng (chủ yếu là rắn hổ hèo) đã phát triển từ lâu, nhưng nuôi rắn theo mô hình thả vườn, thì ông Chau Sóc Kim (dân tộc Khmer) là người đi tiên phong, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Thực hiện đề án: “Tăng cường trang thiết bị phục vụ cơ giới hóa ngành chăn nuôi bò sữa năm 2016”, mới đây, Trung tâm Khuyến nông TP.HCM (TTKN) đã tổ chức bàn giao hàng trăm máy móc, thiết bị trong chăn nuôi bò sữa cho nông dân (ND) huyện Củ Chi.