Thiếu thông tin thị trường, người trồng lạc thiệt hại

Theo giá bán lạc hiện nay thì bà con nông dân tại các huyện: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên rất phấn khởi. Tuy nhiên, sự phấn khởi bởi lạc năm nay được mùa, được giá, lại không thuộc về người trồng lạc. Bởi lẽ, cách đây khoảng nửa tháng, nhiều hộ dân các xã vùng thấp trong tỉnh đã bước vào vụ thu hoạch lạc Xuân rầm rộ. Lạc thu được đến đâu, bán ngay đến đó. Giá bán ngay đầu vụ bình quân 8.500 – 9.500 đ/kg (bán lạc tươi). Với giá bán tại chỗ nêu trên, rất nhiều nhà nông tỏ vẻ hài lòng. Đa số người trồng lạc cho rằng, bán lạc tươi ngay sau thu hoạch “nếu” quy ra giá lạc phơi khô năm trước cũng đã ngang nhau (tức 16.000đ/kg). Hơn nữa, bán lạc tươi lại không mất thời gian, không tốn thêm công sức thu, phơi mỗi ngày...(!?)
Có 2 lý do để người nông dân trồng lạc năm nay bán tháo ngay sau thu hoạch. Thứ nhất là, giá mua lạc giống trồng vụ xuân này chỉ có 15.000 đ/kg, rẻ chỉ bằng 1/3 giá mua lạc giống trồng trong vụ Xuân năm 2014 là 40.000 – 45.000 đ/kg. Lý do thứ hai chính là không nắm bắt được thông tin thị trường. Người trồng lạc trong nhiều năm liên tục đã luôn phải phó mặc cho tư thương định giá thu mua sau mỗi vụ trồng. Theo đó, tư thương định giá thu mua cao thì bán cao và ngược lại.
Cũng có những năm, lạc thu xong, phơi khô, đóng bao, rồi nằm chờ vì không có người mua. Thực tế cũng đã có rất nhiều gia đình phải bán vội vì lạc thu hoạch xong để quá lâu nên hạt đã chuyển mầu, xuống cấp, vì thiếu vắng người mua, không thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thực tiễn trên đã làm cho người nông dân vốn đã thu nhập thấp, lại càng thấp hơn, thiệt thòi hơn so với những thành quả lao động mà họ bỏ ra và đáng lẽ họ phải được thụ hưởng. Vì thời điểm hiện tại, giá bán ra mỗi kg lạc người nông dân đã bị thất thu đi từ 6.000 – 7.500 đ/kg so với giá bán đầu vụ thu hoạch.
Theo nhận định, đã có khoảng 1/3 sản lượng lạc vụ này đã được (bán vội) đi trước đó thì người trồng lạc trong tỉnh đã mất đứt khoảng 4,5 – 5,5 tỷ đồng. Bởi lẽ, hiện nay giá lạc các tư thương đang mua vào có chiều hướng tăng thêm mỗi ngày. Câu hỏi đặt ra, liệu còn có bao nhiêu gia đình còn giữ lại sản lượng lạc đến giờ phút này để đỡ thua thiệt (?!)
Bài học thiếu thông tin thi trường và định lượng giá cả hiện nay xin gửi lại cho các Nhà quản lý và hoạch định chính sách.
Related news

Ông Đoàn Sỹ Nhơn, cán bộ khuyến nông-thú y xã Phước An (huyện Tuy Phước, Bình Định) cho biết: Hiện toàn xã có khoảng 9 hộ nuôi trâu, tổng đàn trên 50 con; tập trung nhiều nhất ở thôn Quy Hội với 4 hộ nuôi trên 30 con. Thời gian nuôi từ 2 - 3 năm, trọng lượng đạt 400 - 450 kg/con thì xuất chuồng. Nghề nuôi trâu đã giúp các hộ nuôi tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Thời điểm này, nhiều cánh đồng lúa hè thu trên địa bàn tỉnh đã và đang chín rộ. Những ngày qua, nông dân khẩn trương thu hoạch theo phương thức “cuốn chiếu” để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão lũ gây ra. Thực tế ở nhiều nơi cho thấy vụ này năng suất lúa đạt rất cao…

Mặc dù đã trải qua 5 năm khảo nghiệm nhưng cây trồng biến đổi gen (bắp) vẫn chưa thể rời các vườn thí nghiệm để ra đồng ruộng với nông dân.

Những năm qua, ngành chăn nuôi của tỉnh đã có nhiều chuyển biến rõ nét, nhưng thực tế cho thấy do dịch bệnh thường xuyên bùng phát, chi phí đầu tư lớn, giá bán sản phẩm không ổn định nên lĩnh vực này phát triển thiếu bền vững. Thời gian tới, muốn tạo ra bước đột phá thì đòi hỏi phải thực thi đồng bộ nhiều giải pháp…

Sau nhiều lần thất bại dẫn đến trắng tay với nghề kinh doanh bất động sản, bà Phạm Thị Thu Cúc đã trải qua nhiều nghề cũng như bao thăng trầm trong cuộc sống, cuối cùng khi đến thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương bà đã tìm cho mình hướng đi riêng, đó là trồng rau thơm Tây, hiện mỗi năm bà thu về hơn 1 tỷ đồng.