Thiếu Điện Trầm Trọng Ở Vùng Nuôi Tôm Thẻ Trà Vinh
Hàng ngàn ha diện tích tôm thẻ chân trắng có nguy cơ thu hoạch sớm vì không đủ điện phục vụ.
Các trạm biến áp ở vùng nuôi tôm biển tỉnh Trà Vinh đang trong tình trạng quá tải, bị mất điện liên tục. Vụ tôm năm nay, Trà Vinh có kế hoạch thả nuôi 2,1 tỷ con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 4.240 ha, thế nhưng, trên thực tế diện tích nuôi tôm thẻ tăng gần gấp đôi.
Do vậy, dù nằm trong vùng quy hoạch nhưng nhiều nơi vẫn thiếu hụt điện trầm trọng. Riêng các khu vực ngoài quy hoạch các trạm biến áp chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt với công suất trung bình từ 15 đến 25 KVA nên tình trạng bị ngắt, mất điện càng trầm trọng hơn.
Trung bình mỗi 3.000 m mặt nước nuôi tôm thẻ chân trắng bố trí 4 mô tơ công suất 2 mã lực, vận hành liên tục từ 18 đến 20 giờ/ngày. Theo đó, mỗi khu vực nuôi tôm rộng từ 50 đến 70 ha mặt nước cần đến hàng chục bình hạ thế loại 15KVA, trong khi ngành điện đầu tư còn hạn chế.
Có thể bạn quan tâm
Trong chuyến đi công tác tại huyện Lạng Giang, chúng tôi được biết Tân Thanh là xã có nhiều mô hình phát triển kinh tế trang trại đạt hiệu quả cao. Một trong số đó có hộ gia đình ông Nguyễn Văn Chiến ở thôn Mải Hạ làm giàu từ trang trại tổng hợp vườn- chuồng. Với tổng diện tích 2,7 ha trồng vải và nuôi các loài động vật hoang, mỗi năm ông Chiến thu về 200-300 triệu đồng.
Phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện đầu nguồn Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã củng cố và phát triển mạnh nghề nuôi cá tra giống và trở thành một trong những địa chỉ cung cấp cá giống hàng đầu của tỉnh và đồng bằng sông Cửu Long.
Năm 2013, huyện Sơn Động (Bắc Giang) dành hơn 5,8 tỷ đồng trong số hơn 29 tỷ đồng thực hiện Chương trình quốc gia giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ để hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm gần đây, nhờ chăn nuôi ngựa sinh sản, gia đình ông Trương Thuỷ Long ở làng Chả, xã vùng cao Phong Vân (Lục Ngạn – Bắc Giang) không chỉ thoát được nghèo mà còn vươn lên trở thành hộ có kinh tế khá điển hình trong xã.
Anh Huỳnh Văn Thu ở thôn Thọ Đông, xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh lớn lên ở vùng đất không được thiên nhiên ưu đãi. Năm 1998, anh lập gia đình riêng, 2 vợ chồng và các con chỉ sống nhờ vào 3 sào ruộng lúa, thu nhập không đủ sống. Anh phải đi làm đủ nghề khác vất vả mà vẫn không kiếm thêm được bao nhiêu. Thế rồi vợ chồng anh bàn bạc và quyết định phải chuyển sang chăn nuôi lợn.