Thiết Lập Nhiều Kênh Phân Phối Hàng Việt Đến Người Tiêu Dùng
Thời gian qua, Sở Công Thương phối hợp với Ban Chỉ đạo “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức mua sắm tiêu dùng hàng Việt với hàng chục ngàn buổi và có hàng trăm lượt người dân tham dự.
Qua công tác tuyên truyền, vận động đã hình thành những cách làm hay, mô hình mới như: “Tổ người tiêu dùng hàng Việt”, Câu lạc bộ “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” nhằm thiết lập các kênh phân phối hàng Việt đến người tiêu dùng.
Hàng năm, Sở Công Thương chủ động phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư tỉnh tổ chức các phiên chợ đưa “Hàng Việt về nông thôn”.
Trong 5 năm qua, Sở Công Thương đã tổ chức được 35 phiên chợ ở hầu hết các địa phương trong tỉnh với hơn 810 lượt doanh nghiệp tham gia. Thông qua các phiên chợ tạo thêm điều kiện cho các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của đơn vị mình, giúp người tiêu dùng tiếp cận những sản phẩm mới với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.
Các phiên chợ hàng Việt về nông thôn được người tiêu dùng đón nhận rất nồng nhiệt, là cơ hội để người tiêu dùng tham quan, mua sắm, tiếp cận với các sản phẩm có chất lượng do doanh nghiệp trong nước sản xuất. Từ đó, người dân có dịp so sánh chất lượng hàng nội với hàng ngoại cùng chủng loại để có cái nhìn đúng đắn đối với hàng nội, từng bước thay đổi tư duy sính hàng ngoại, tình thành thói quen tiêu dùng hàng hóa do doanh nghiệp trong nước sản xuất.
Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế suy thoái, sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn thì việc ưu tiên dùng hàng Việt là hành động “Ích nước lợi nhà” thể hiện lòng yêu nước của mỗi công dân.
Ngoài ra, Sở Công Thương còn phối hợp với ngành chức năng, doanh nghiệp tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo với các tiểu thương các chợ nhằm mục đích hình thành thêm kênh phân phối hoặc mở các đại lý, gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời tạo thêm điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận thường xuyên với hàng Việt chất lượng cao, nhất là giảm giá thành sản phẩm hàng hóa khi đến tay người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 20.6, ông Nguyễn Đình Xuân – cán bộ khuyến ngư xã Nhơn Lý, TP. Quy Nhơn (Bình Đinh) cho biết: Hơn một tuần qua, tôm hùm giống xuất hiện nhiều tại vùng biển ven bờ ở Nhơn Lý, thuyền của ngư dân chuyên làm mành tôm tập trung khai thác, một đêm mỗi thuyền khai thác được từ 30 – 100 con tôm hùm giống.
Dừa xiêm lùn là loại cây trồng thích nghi với nhiều vùng đất, có sức sinh trưởng và phát triển mạnh, chống chịu với sâu bệnh tốt, ngoài ra còn tạo cảnh quang, bảo vệ môi trường, che chắn gió bão,... Ngoài ra, dừa hiện nay được xem là loại cây ăn quả có nhiều tiềm năng và triển vọng, đem lại hiệu quả kinh tế cao và lợi ích xã hội.
“Nhiều mẫu mã trái cây khá đẹp nhưng chất lượng chưa cao. Nhà vườn cần đầu tư nhiều hơn nữa trong kỹ thuật chăm sóc”. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam nhấn mạnh như thế trong buổi trao đổi với phóng viên Báo Đồng Khởi khi Ngày hội Cây - trái ngon, an toàn năm 2013 vừa khép lại.
Bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bắc Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Sơn Động triển khai mô hình nuôi cá lăng trong lồng tại xã Long Sơn, huyện Sơn Động với quy mô 1000 con/100m3.
Anh Lã Tuấn Anh (26 tuổi) ở tiểu khu Hoa Ban, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu (Sơn La) nuôi gà Ai Cập quy mô trang trại trên 2.000 con, trong đó 1.000 gà đẻ, 1.000 gà thương phẩm.