Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thị Trường Tiêu Thụ Nấm Rơm Chưa Ổn Định

Thị Trường Tiêu Thụ Nấm Rơm Chưa Ổn Định
Ngày đăng: 23/01/2014

Vụ nấm rơm đông xuân năm nay, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) xuống giống hơn 35ha, tập trung ở các xã ven sông Hậu như: Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa... Trong đó, xã Tân Hòa là nơi có diện tích trồng nhiều nhất, nông dân ở đây trồng nấm rơm quanh năm.

Mỗi ngày, toàn huyện Lai Vung xuất bán sang thị trường ngoài tỉnh lượng nấm rơm khoảng 10-15 tấn. Hiện nay tại các điểm thu mua nấm rơm ở huyện Lai Vung, giá nấm rơm tươi đang ở mức cao: 35.000 - 40.000 đồng/kg. Tuy giá nấm cao nhưng nông dân thu lời 1,5 - 2 triệu đồng/1.000m2.

Nấm rơm có giá cao là do vụ vừa qua, sau khi thu hoạch dứt điểm vụ lúa thu đông, nhiều nông dân đã vội đốt đồng để gieo sạ vụ mới. Vì thế, nguyên liệu rơm làm nấm cũng giảm theo, diện tích trồng nấm cũng giảm, dẫn đến nguồn cung cấp nấm rơm tươi ít, trong khi nhu cầu là khá lớn. Được biết, nhu cầu tiêu thụ nấm rơm chủ yếu tập trung tại TP.Hồ Chí Minh, nấm rơm đưa đi bao nhiêu cũng tiêu thụ hết, nhưng nấm rơm cũng tùy theo nguồn cung: cung nhiều thì giá rẻ và ngược lại.

Do giá nấm rơm còn bấp bênh nên người dân trồng nấm cũng chưa thật sự yên tâm về vấn đề đầu ra, sản phẩm hay bị ép giá. Ngoài ra, yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mức lời, lỗ của người trồng nấm. Vào các tháng mưa thường nấm hay bị dộp, chất lượng không tốt, năng suất thấp.

Người trồng nấm thu lời thấp hoặc không có lời. Anh Lê Văn Năm - một hộ dân trồng nấm tại ấp Hòa Bình, xã Tân Hòa cho biết, với diện tích trồng nấm trên 1.500m2, chi phí đầu tư khoảng hơn 45 triệu đồng, sau mùa vụ, anh thu hoạch được hơn 1,2 tấn. “Năng suất nấm rơm năm nay giảm nhiều hơn so với mọi năm và chi phí đầu vào tăng cao nên nhiều hộ dân trồng không có lời nhiều. Sau khi trừ tất cả chi phí gia đình tôi chỉ còn lời khoảng 1-2 triệu đồng”.

Theo ý kiến của nhiều hộ dân trồng nấm rơm, thời gian tới, các ngành chức năng cần lập quy hoạch trồng nấm cho từng vùng nhằm khai thác thế mạnh của địa phương, đồng thời tiến tới tìm đầu ra cho nông dân, tạo hướng đi mới cho nghề trồng nấm phát triển. Từng bước xây dựng phát triển nghề trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung theo mô hình hợp tác xã, nhằm cung ứng cho thị trường sản phẩm nấm đạt chất lượng để xuất khẩu, tạo đầu ra ổn định.


Có thể bạn quan tâm

Một nghề thì sống, đống nghề thì Một nghề thì sống, đống nghề thì "đút túi" có...1,3 tỷ thôi!

Anh Hà Văn Mạn chia sẻ, đạt được kết quả trong sản xuất, kinh doanh là nhờ mạnh dạn ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt.

30/09/2017
Nuôi động vật bản địa bằng thức ăn tự nhiên, doanh thu hơn 1 tỷ đồng/năm Nuôi động vật bản địa bằng thức ăn tự nhiên, doanh thu hơn 1 tỷ đồng/năm

Chăn nuôi động vật bản địa, chúng tôi được người dân nơi đây chỉ dẫn đường chu đáo và thấy họ khen ngợi cơ sở này…

02/10/2017
Làm giàu ở nông thôn: Trồng có 128 cây bưởi đỏ thu 600 triệu đồng/năm Làm giàu ở nông thôn: Trồng có 128 cây bưởi đỏ thu 600 triệu đồng/năm

Nhờ trồng 2 giống bưởi đặc sản là bưởi đỏ, bưởi da xanh mà mỗi năm, hàng trăm hộ gia đình ở xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc, Hòa Bình có thêm nguồn thu nhập ổn định

04/10/2017
Anh nông dân sáng chế ra 200 loại máy nông nghiệp, thu 3,5 tỷ đ/năm Anh nông dân sáng chế ra 200 loại máy nông nghiệp, thu 3,5 tỷ đ/năm

Bằng việc sáng chế ra những loại máy móc ưu việt phục vụ sản xuất nông nghiệp không chỉ giúp nhiều nhà nông giải phóng sức lao động mà còn thu về tiền tỷ

05/10/2017
Thu tiền tỉ từ rau má Thu tiền tỉ từ rau má

Nhận thấy cây rau má dễ trồng lại ổn định đầu ra, một hộ dân ở Quảng Nam đã mạnh dạn đầu tư, trồng và thu tiền tỉ mỗi năm.

06/10/2017