Trang chủ / Thống kê / Thống kê thủy sản

Thị trường thủy sản 04/6: Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sụt giảm

Thị trường thủy sản 04/6: Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sụt giảm
Tác giả: Phương Thúy
Ngày đăng: 04/06/2020

Trong 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh 44%. Việc đóng cửa các cửa khẩu do dịch Covid- 19 có thể làm giảm ít nhất 20% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm.

Theo số liệu thống kê của Hải quan, tính đến hết tháng 2/2020, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt trên 991 triệu USD, giảm gần 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc giảm 44%; xuất khẩu sang EU cũng giảm mạnh 20%, các thị trường khác như ASEAN, Hàn Quốc giảm lần lượt 4% và 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dịch Covid-19 ảnh hưởng mạnh đến sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp hải sản. Nhiều Doanh nghiệp hải sản hiện nay chỉ hoạt động cầm chừng để duy trì công ăn việc làm cho công nhân, vì đơn hàng xuất khẩu bị giảm hoặc bị hủy. 2 tháng đầu năm 2020 giảm 7%, trong đó, giảm mạnh nhất là mực bạch tuộc, cá ngừ, chủ yếu do thiếu nguyên liệu chế biến xuất khẩu.

Doanh nghiệp hải sản nhận định, tới khoảng tháng 5/2020 các doanh nghiệp sẽ có những khó khăn về vốn vì liên quan đến dự trữ hàng, khó khăn về nguyên liệu vì không đủ cho sản xuất và XK. Do đó, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất quy mô thấp, nếu cầm cự được phải có phương án tài chính tốt hơn. Các doanh nghiệp hải sản nói riêng, doanh nghiệp thủy sản nói chung kiến nghị Chính phủ có các chính sách hỗ trợ cho kéo giãn thời gian nợ, giảm lãi suất, hỗ trợ dự trữ nguyên liệu, nhập khẩu nguyên liệu cũng như giảm tải các thủ tục hành chính cho DN…

Đối với thị trường Trung Quốc, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo việc đóng cửa các cửa khẩu do dịch Covid-19 có thể làm giảm ít nhất 20% XK thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm. Nguyên nhân do, nhu cầu tiêu thụ giảm; Chuỗi McDonald đóng cửa hàng trăm cửa hàng, ảnh hưởng tiêu thụ cá philê; các nhà hàng, chuỗi ẩm thực vắng khách dẫn đến giảm nhu cầu đối với thủy sản. Trong khi đó, hoạt động trao đổi, thương mại bị gián đoạn do hệ thống vận tải bị đảo lộn. Hệ thống giao dịch ngân hàng cũng bị tạm ngưng, nhiều khách hàng không thể sang Việt Nam theo lịch trình.

Về mặt hàng, VASEP đánh giá, cá tra là mặt hàng bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi dịch Covid-19. Nguyên nhân do, Trung Quốc là thị trường lớn nhất NK cá tra Việt Nam (chiếm 35%), nên dịch Covid-19 gây ảnh hưởng rất lớn. Hệ thống bán lẻ, siêu thị đình trệ, hệ thống giao nhận bị tắc nghẽn nên XK sang thị trường này bị sụt giảm mạnh 52% trong 2 tháng đầu năm. Tổng XK cá tra 2 tháng qua đạt 210 triệu USD, giảm 32%, không chỉ giảm mạnh tại Trung Quốc mà xuất sang Mỹ cũng giảm 27%, sang EU giảm 40%, các nước ASEAN giảm 19%.

Diện tích nuôi giảm nên sản lượng cá tra năm 2020 có thể giảm 10-20%. Dự kiến XK quý III, quý IV tăng nhẹ, nên có thể sẽ thiếu cá vào năm sau, đặc biệt là quý I/2021. Theo dự đoán của một số doanh nghiệp (DN) cá tra, sang tháng 4, XK cá tra sang Trung Quốc có thể phục hồi 50%, tháng 5 hồi phục 70% và đến tháng 6 mới có thể hồi phục hoàn toàn 100%.

VASEP cho rằng, năm 2020 chắc chắn không thiếu nguyên liệu cá tra nhưng năm tới có thể thiếu nên các DN phải tập trung từ năm nay để ổn định thị trường. Bên cạnh đó, cần tiếp cận việc đánh số vùng nuôi hoặc đưa ra các điều kiện nuôi cá tra hoàn chỉnh hơn để chuẩn bị cho năm 2021 tốt hơn, đặc biệt liên quan đến chương trình thanh tra của Cơ quan thanh tra an toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ về cơ sở nuôi đủ điều kiện. Tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy XK sang thị trường này sau khi hết dịch Covid- 19.

Trong khi cá tra chịu ảnh hưởng nặng nề thì tính đến hết tháng 2, XK tôm vẫn tăng nhẹ 2,6%, đạt 383 triệu USD, chủ yếu nhờ thị trường Nhật Bản vẫn ổn định, NK vẫn tăng 16%, trong khi XK sang Trung Quốc giảm 37%, sang EU giảm 15%.

VASEP khuyến nghị, trong khi các thị trường chủ lực đang biến động, nếu người nuôi tôm cùng DN vượt qua giai đoạn cầm cự này bằng cách duy trì nuôi ở mức độ nào đó, để cầm cự đến tháng 6, tháng 7 khi thị trường hồi phục, thì ngành tôm vẫn có nguyên liệu để chế biến và XK, bù đắp sụt giảm những tháng đầu năm. Người nuôi cần được tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ để có biện pháp duy trì nuôi như kéo dài thời gian hoặc thả giống thưa hơn… hoặc một số biện pháp khác để cầm cự và giữ ổn định nguồn nguyên liệu.


Có thể bạn quan tâm

Thị trường thủy sản ngày 01/6: Sò điệp tại Mỹ tăng ở phân khúc bán lẻ Thị trường thủy sản ngày 01/6: Sò điệp tại Mỹ tăng ở phân khúc bán lẻ

Cũng giống như các mặt hàng thủy sản khác, sò điệp tại Mỹ giảm ở phân khúc dịch vụ thực phẩm và tăng ở phân khúc bán lẻ.

02/06/2020
Thị trường thủy sản 02/6: Xuất khẩu tôm có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ sau dịch Thị trường thủy sản 02/6: Xuất khẩu tôm có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ sau dịch

Ảnh hưởng của Covid-19 làm cho sản xuất gặp khó, thị trường bị chững lại, mức tiêu thụ chậm, thế nhưng, quý I/2020, xuất khẩu ngành tôm vẫn khá tốt khi tổng giá

02/06/2020
Thị trường thủy sản 03/6: Tôm Cà Mau mũi nhọn kinh tế của tỉnh đã có dấu hiệu phục hồi Thị trường thủy sản 03/6: Tôm Cà Mau mũi nhọn kinh tế của tỉnh đã có dấu hiệu phục hồi

Cập nhật mới nhất từ cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau, giá tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg hiện đang được thu mua ở mức 86.000 đồng/kg

04/06/2020