Trang chủ / Thống kê / Thống kê thủy sản

Thị trường thủy sản ngày 01/6: Sò điệp tại Mỹ tăng ở phân khúc bán lẻ

Thị trường thủy sản ngày 01/6: Sò điệp tại Mỹ tăng ở phân khúc bán lẻ
Tác giả: Phương Thúy
Ngày đăng: 02/06/2020

Cũng giống như các mặt hàng thủy sản khác, sò điệp tại Mỹ giảm ở phân khúc dịch vụ thực phẩm và tăng ở phân khúc bán lẻ.

Quý 1/2020, Mỹ nhập khẩu 4.360 tấn sò điệp, trị giá 49,5 triệu USD, giảm 18% về khối lượng và tương đương về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Ảnh hưởng của Covid-19 làm cho ngành dịch vụ nhà hàng khách sạn của Mỹ phải đóng cửa dài ngày làm ảnh hưởng lớn đến thị trường tiêu thụ sò điệp trong quý 1 tại Mỹ khi ngành dịch vụ thực phẩm chế biến của nước này chiếm khoảng 70% tổng thị trường sò điệp của nước. Nhu cầu sò điệp tại phân khúc thực phẩm Mỹ giảm từ 75%-80%.

Để kích thích nền kinh tế tiếp tục phát triển mỹ cũng đã có những chính sách nhất định. Sau khi khống chế được dịch viêm đường hô hấp lây lan nhanh chóng thì Mỹ đã cho phép các nhà hàng hoạt động trở lại nhưng phải tuân thủ các quy định giản cách nghiêm ngặt nên nhu cầu sò điệp tại phân khúc thực phẩm phục hồi với tốc độ chậm.

Năm 2019, Mỹ giảm mạnh nhập khẩu sò điệp từ Trung Quốc do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khiến thuế nhập khẩu mặt hàng này tăng 25%. nhập khẩu 16.012 tấn, trị giá 209,2 triệu USD sò điệp từ Trung Quốc năm 2019, giảm 24% về khối lượng và 14% về giá trị so với 2018. Khác với 2 nguồn cung sò điệp khác cho Mỹ (Nhật Bản và Canada), Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ sò điệp cỡ nhỏ hơn.

Xuất khẩu sò điệp của Mỹ cũng giảm trong quý 1 năm nay do Mỹ dành cho tiêu thụ trong nước khi sản lượng khai thác sò điệp giảm. Quý 1 năm nay, Mỹ xuất khẩu 854 tấn sò điệp, trị giá 17,2 triệu USD, giảm 14% về khối lượng so với cùng kỳ năm 2019. Thị trường nhập khẩu lớn nhất sò điệp của Mỹ là Canada. Canada nhập khẩu sò điệp từ Mỹ để chế biến và tái xuất khẩu.

Năm 2019, Mỹ xuất khẩu 5.875 tấn sò điệp, trị giá 114,2 triệu USD, giảm 9% từ 6.429 tấn và giảm 7% từ 122,5 triệu USD sò điệp xuất khẩu trong năm 2018.

Để đối phó với tình hình dịch bệnh thực hiện chủ trương, chính sách của chính phủ Mỹ người dân của nước này đã đổi hình thức sinh hoạt, thay vì đi ăn nhà hàng thì nay họ lại gọi mang về nhà vì vậy mà trong khi nhu cầu sò điệp giảm ở lĩnh vực dịch vụ thực phẩm thì nhu cầu mặt hàng này tại phân khúc bán lẻ lại tăng từ 10-15% do người dan mua về chế biến tại nhà.


Có thể bạn quan tâm

Giá tôm nguyên liệu tăng dần Giá tôm nguyên liệu tăng dần

Sau một thời gian sụt giảm do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, từ đầu tháng 4/2020 đến nay, giá tôm nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long đang dần tăng trở lại

22/05/2020
Ảnh hưởng dịch bệnh, xuất khẩu cá tra khó “thoát” tăng trưởng âm Ảnh hưởng dịch bệnh, xuất khẩu cá tra khó “thoát” tăng trưởng âm

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay đã giảm gần 27% so với cùng kỳ khi chỉ đạt 449,5 triệu USD.

29/05/2020
Sản phẩm tôm nhập khẩu của Pháp, T1-T4/2018, theo giá trị Sản phẩm tôm nhập khẩu của Pháp, T1-T4/2018, theo giá trị

Sản phẩm tôm nhập khẩu của Pháp, T1-T4/2018, theo giá trị

01/06/2020