Thị trường phân bón dồi dào nguồn cung

Trên thị trường thế giới, giá phân bón giảm nhiều ở các thị trường lớn như Nga, Ukraine, Ấn Độ, Trung Quốc… Vào giữa tháng 10/2015, giá ure Yuzhyy giao dịch ở mức 240- 245 USD/tấn (FOB), giảm khoảng 10- 15 USD/tấn so với giữa tháng 9/2015.
Giá chào thầu ure tại Trung Quốc, Ấn Độ xuống thấp do nguồn cung gia tăng.
Tại Trung Quốc, giá DAP duy trì ở mức 440- 450 USD/tấn, giá SA khoảng 120 USD/tấn.
Trong nước, ngày qua, ở Lào Cai, giá các mặt hàng phân bón nhập khẩu vẫn trong xu hướng giảm.
Phân bón DAP Vân Thiên Hóa hạt xanh 64%, bao tiếng Anh, giá khoảng 470 USD/tấn.
Ghi nhận tại Hải Phòng cũng cho thấy, mặt hàng phân bón giao dịch chậm, ngoại trừ mặt hàng nguyên liệu cho sản xuất như SA, Amon nhưng cũng giao dịch ở mức rất thấp.
Riêng ure vẫn đang trên đà đi xuống.
Cụ thể, ure Trung Quốc hạt trong, dao động trong khoảng 7.350- 7.400 đồng/kg; ure Trung Quốc hạt đục 7.700- 7.750 đồng/kg; ure Phú Mỹ 7.800- 7.850 đồng/kg; ure Hà Bắc 7.750- 7.800 đồng/kg; ure Ninh Bình 7.550- 7.600 đồng/kg.
Tại Đà Nẵng, do đã hết vụ chăm bón nên thị trường phân bón giao dịch mua bán rất ít, giá ure Phú Mỹ 7.650- 7.700 đ/kg.
Tại miền Tây Nam bộ, giá các mặt hàng phân bón đều giảm nhẹ, lượng hàng tiêu thụ thấp.
Giá ure hạt trong và hạt đục (Trung Quốc) xấp xỉ 7.000 đồng/kg...
Giá phân bón thời gian gần đây liên tục giảm do giá phân bón quốc tế giảm, lượng hàng nhập khẩu cao nhưng thực tế tiêu thụ tại nội địa rất thấp vì đã hết mùa vụ, đầu ra chủ yếu các đơn hàng cung ứng nhỏ lẻ.
Các nhà sản xuất trong nước nhập hàng cầm chừng để chờ thị trường sôi động hơn.
Từ tháng 11 tới, cả nước sẽ chuẩn bị cho vụ đông xuân.
Ông Trần Xuân Định - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - dự báo, tổng nhu cầu phân bón các loại cho vụ đông xuân khoảng hơn 4 triệu tấn, trong đó urê là 970 ngàn tấn.
Bên cạnh thuận lợi là giá phân bón cả thế giới và trong nước đều giảm, nguồn cung ổn định thì hiện nay, các nhà máy sản xuất phân bón trong nước cũng đang trong thời gian hoạt động ổn định và chạy hết công suất.
Chính vì thế, dự kiến lượng phân bón cho vụ đông xuân sẽ khá dồi dào.
Tại chợ đầu mối Trần Xuân Soạn (TP.Hồ Chí Minh), giá phân bón ổn định trong suốt những tháng qua, giá ure hiện đang giao dịch ở mức 7.400- 7.800 đồng/kg.
Theo Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí (PVFCCo), Nhà máy đạm Phú Mỹ đang được vận hành ổn định với 100% công suất thiết kế và sẽ cung ứng ra thị trường gần 400.000 tấn đạm Phú Mỹ, đáp ứng trên 40% nhu cầu phân đạm trong vụ đông xuân.
Đồng thời, từ đầu tháng 9/2015, các lô hàng được PVFCCo nhập khẩu từ các nhà cung cấp chất lượng, uy tín tại các nước phát triển như Nga, Hàn Quốc cũng đã cập cảng, đóng bao, gồm: 30.000 tấn NPK, 35.000 tấn kali, 15.000 tấn DAP.
Dự báo, tổng nhu cầu phân bón các loại cho vụ đông xuân khoảng hơn 4 triệu tấn, trong đó có 970 ngàn tấn ure.
Hiện các nhà máy sản xuất phân bón trong nước đang hoạt động ổn định và chạy hết công suất.
Có thể bạn quan tâm

Bây giờ, về làng biển Hải Ninh (huyện Quảng Ninh - Quảng Bình) cứ nghe xôn xao chuyện nuôi tôm trên cát. Ba năm trở lại đây, ai mất mùa cứ mất mùa, riêng người dân biển Hải Ninh nuôi tôm cứ thu nhập tiền tỷ đều.

Ông Hòe đã trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online xung quanh vấn đề này trước thềm năm 2014. Ngoài cơ hội, ông cũng lưu ý về những nguy cơ mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu sản phẩm của họ theo đường tiều ngạch.

Năm 2013 Sóc Trăng đạt sản lượng 44.000 tấn tôm, cao gấp 3 lần so với năm 2011. Kết quả này đã đóng góp tích cực vào con số 2,8 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước. Chỉ tính riêng 2 nhà máy tại Khu công nghiệp An Nghiệp, giá trị xuất khẩu đã đạt 170 triệu USD.

Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng trưởng khá nhờ thế mạnh về xuất khẩu lúa gạo, thủy sản, trái cây… Tuy vậy, năm 2014 xuất khẩu của cả vùng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nỗi lo.

Có được kết quả này là nhờ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản khắc phục kịp thời tình trạng thiếu nguyên liệu. Năm 2013, sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của tỉnh đạt xấp xỉ 98.000 tấn, đáp ứng được 40% nguyên liệu cho các nhà máy, còn lại các doanh nghiệp phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài để đủ chế biến…