Thị trường cà phê tuần 18+19: Giá tại các vùng nguyên liệu trọng điểm tăng mạnh 1.000 đồng
Giá cà phê trong hai tuần vừa qua (27/4 – 08/5/2020) không có nhiều biến động mạnh. Các phiên trồi sụt quanh mức giá 29.500 – 30.700 đồng/kg. Phiên tăng mạnh nhất trong giai đoạn này là cộng 600 đồng/kg, phiên giảm mạnh nhất trừ 300 đồng/kg.
Trong tuần qua, mức giá tại các vùng nguyên liệu trọng điểm không thay đổi mấy, thậm chí giảm nhẹ 100 đồng. Tuy nhiên, tính chung cả 2 tuần, mức giá đã được đẩy lên khá mạnh từ 1.000 – 1.200 đồng/kg. Giá đã có lúc chạm mốc 31.000 đồng/kg tại Đắk Lắk trong phiên 06/5.
Xuất khẩu từ Việt Nam trong tháng 3 ước tính giảm 2% xuống còn khoảng 2,5 triệu bao và trong 6 tháng đầu năm giảm 3,7% xuống 13,65 triệu bao so với cùng kì năm trước. Những thiệt hại kéo dài của giá cà phê robusta trong mùa này có thể khiến nông dân không muốn bán cà phê.
Trên thị trường thế giới, hai thị trường London và New York có các phiên tăng giảm đan xen, khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Trong tuần 18, giá cà phê robusta duy trì đà tăng suốt tuần, do lo ngại tồn kho được sàn London chứng nhận đã giảm liên tục xuống ở mức khá thấp bởi giãn cách xã hội. Đặc biệt không có tàu vận chuyển cà phê về châu Âu trong khi đây là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới.
Ngược lại, giá cà phê arabica dao động ở mức thấp kéo dài, không chỉ do áp lực bán hàng vụ mới từ Brazil, mà còn do đồng real đã chạm mức thấp lịch sử, kích thích nhà nông đẩy mạnh bán ra.
Các nhà quan sát cho rằng, việc tháo dỡ các biện pháp giãn cách xã hội sẽ thúc đẩy mức tiêu thụ cà phê toàn cầu tăng trưởng trở lại.
Sang tuần 19, giá cà phê trên hai sàn giao dịch tăng vọt sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ xem xét lại các biện pháp thương mại với Trung Quốc và tác động tích cực sau dỡ bỏ cách ly xã hội.
Theo báo cáo của Cơ quan thương mại Indonesia, xuất khẩu cà phê robusta của nước này trong tháng 4/2020 đạt 186.183 bao, tăng 114.078 bao, tương đương 158,21% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế xuất khẩu cà phê robusta của Indonesia trong 7 tháng đầu niên vụ 2019/20 đạt tổng cộng 1.643.777 bao, tăng 572.457 bao, tương đương 53,43% so với cùng kỳ niên vụ trước đó.
Liên đoàn những người trồng cà phê quốc gia (FNC) ở Colombia đã báo cáo sản lượng cà phê trong tháng 4/2020 chỉ đạt 744.000 bao, giảm tới 27,83% so với cùng kỳ năm trước, nhưng đã đưa sản lượng cà phê trong 7 tháng đầu của niên vụ hiện tại 2019/20 lên 8.156.000 bao, tăng 1,75% so với cùng kỳ niên vụ cà phê trước.
FNC cũng đã báo cáo xuất khẩu cà phê trong tháng 4/2020 chỉ đạt 592.000 bao, giảm tới 32,11% so với cùng kỳ năm trước, đưa xuất khẩu cà phê trong 7 tháng đầu của niên vụ hiện tại 2019/20 lên 7.091.000 bao, giảm 8,63% so với cùng kỳ niên vụ trước. Colombia sản xuất và xuất khẩu cà phê sụt giảm được cho là do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 gây ra.
Xuất khẩu từ Brazil trong tháng 3/2020 tăng 0,2% lên 3,12 triệu bao do giá cà phê của nước này tăng mạnh cũng như đồng real mất giá so với đồng USD. Xuất khẩu của Brazil trong 6 tháng đầu năm giảm 10,9% xuống còn 19,6 triệu bao, phần lớn là do sản lượng cà phê arabica giảm khi kết thúc mùa vụ chu kì hai năm một lần.
Tuy nhiên, xuất khẩu trong toàn bộ vụ mùa năm nay, kết thúc vào tháng 3, đạt 40,11 triệu bao, cao hơn 6% so với năm trước. Phần lớn sự tăng trưởng trong xuất khẩu xảy ra trong nửa đầu năm nhờ việc bán dự trữ từ vụ thu hoạch kỉ lục trong năm 2018/19.
Ngoài ra, các lô hàng robusta xanh tăng 40,5% lên 4,1 triệu bao trong khi xuất khẩu arabica tăng 2,8% lên 31,97 triệu bao. Sau khi sụt giảm trong năm 2017/18, xuất khẩu cà phê hòa tan đã tăng trưởng trong hai năm qua, tăng 5,5% lên 4,01 triệu bao trong năm nay.
Có thể bạn quan tâm
Giá dầu cọ tăng 2,3% song có tuần giảm 4,6%. Tồn trữ dầu cọ tại Indonesia tính đến cuối tháng 3/2020 giảm xuống 3,42 triệu tấn.
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ tuần này duy trì ở mức cao kỷ lục 9 tháng do nhu cầu mạnh từ cả Châu Á và Châu Phi, trong khi gạo Thái Lan giảm vì khó cạnh tranh.
Giá gạo hôm nay tương đối ổn định, riêng tấm IR 504 tiếp tục tăng nhẹ 50 đồng/kg. Tình hình thu mua tại các kho vẫn đang ảm đạm do nguồn gạo nguyên liệu đang ít