Thị trường dầu cọ thế giới ngày 8/5/2020: Giá tại Malaysia tăng do nới lỏng các hạn chế
Giá dầu cọ tăng 2,3% song có tuần giảm 4,6%. Tồn trữ dầu cọ tại Indonesia tính đến cuối tháng 3/2020 giảm xuống 3,42 triệu tấn.
Giá dầu cọ tại Malaysia ngày 8/5/2020 tăng hơn 2%, được thúc đẩy bởi kỳ vọng nhu cầu tăng do nới lỏng các hạn chế bởi virus corona tại một số nước và tồn trữ tại nước sản xuất hàng đầu – Indonesia – giảm. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá dầu cọ giảm mạnh.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn Bursa Malaysia tăng 45 ringgit tương đương 2,3% lên 1.991 ringgit (462,92 USD)/tấn.
Trong phiên ngày 6/5/2020 giá dầu cọ chạm mức thấp nhất 10 tháng. Tính chung cả tuần, giá dầu cọ giảm 4,6%, chịu áp lực giảm bởi dự báo tồn trữ tại Malaysia tính đến cuối tháng 4/2020 tăng 10% so với tháng 3/2020, do đóng cửa toàn thế giới khiến nhu cầu giảm mạnh.
Tồn trữ tại các quốc gia nhập khẩu hàng đầu bao gồm Ấn Độ và Trung Quốc giảm do đóng cửa, và nhu cầu sẽ tăng lên một khi các hạn chế được dỡ bỏ, Paramalingam Supramaniam, giám đốc thuộc Pelindung Bestari Sdn Bhd, Selangor cho biết.
Trong khi đó, tồn trữ dầu cọ tại Indonesia – nước sản xuất lớn nhất thế giới – tính đến cuối tháng 3/2020 giảm xuống 3,42 triệu tấn do sản lượng giảm so với 4,08 triệu tấn tháng trước đó, Hiệp hội Dầu cọ Indonesia (GAPKI) cho biết.
Giá dầu tăng trong ngày 8/5/2020 do nhiều nước bắt đầu nới lỏng việc đóng cửa nhằm ngăn chặn virus corona lây lan, làm gia tăng kỳ vọng nhu cầu nhiên liệu sẽ tăng sau suy thoái kinh tế gây ra bởi đại dịch.
Giá dầu thô tăng mạnh khiến dầu cọ trở thành lựa chọn hấp dẫn hơn đối với nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học.
Giá dầu đậu tương trên sàn Đại Liên tăng 1,05%, trong khi giá dầu cọ tăng 1,61%. Giá dầu đậu tương trên sàn Chicago tăng 0,53%.
Dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Giá dầu cọ ở mức kháng cự 2.014 ringgit/tấn và có thể dao động 2.043-2.072 ringgit/tấn, nhà phân tích Wang Tao cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Họ ước tính rằng khoảng 95% thị trường quán cà phê bị đóng cửa trên toàn cầu, phân khúc đó chiếm khoảng 20% tới 25% tiêu thụ.
Giá cà phê tại Việt Nam tăng do nguồn cung khan hiếm, trong khi hoạt động giao dịch tại Indonesia vẫn trầm lắng.
Thời tiết bắt đầu nắng nóng, các siêu thị tiếp tục giảm giá sâu nhiều loại trái cây, rau củ.