Thí Điểm Xây Dựng 7 Vùng An Toàn Dịch Bệnh
Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt đề án “Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gia súc và gia cầm giai đoạn 2014-2018” để triển khai mô hình những vùng chăn nuôi “nói không” với dịch bệnh trên gia súc, gia cầm nhằm đảm bảo thực phẩm sạch cho người tiêu dùng và xuất khẩu.
Theo đó, 7 địa phương được chọn làm thí điểm gồm Nam Định, Thái Bình ở miền Bắc (vùng không có heo tai xanh) và Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh ở miền Nam (vùng không có cúm gia cầm). Đây là những tỉnh đang có lượng gia súc, gia cầm lớn được chăn nuôi để cung ứng cho 2 thị trường lớn là Hà Nội và TPHCM.
Ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), cho biết, theo yêu cầu của các nước, để thực phẩm của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường EU, Nhật Bản và thậm chí Singapore thì phải được Tổ chức Thú y thế giới chứng nhận vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh ở quy mô tỉnh hoặc huyện (xã cũng không được chứng nhận).
Thời gian thực hiện đề án từ nay đến hết năm 2018 với chi phí 73,5 tỷ đồng mỗi năm.
Có thể bạn quan tâm
Nhu cầu về nguồn thức ăn thô xanh cho chăn nuôi đang là vấn đề hết sức cấp bách cho ngành trồng trọt, nhất là trước bối cảnh chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là bò sữa đang có sự bứt phá mạnh mẽ.
Hành tây tại Đà Lạt đang có giá 15.000 – 16.000 đồng/kg, tăng gấp 5 - 6 lần so với cách đây 2 tháng, nhưng nông dân không còn nhiều hàng để bán.
Hiện nay nông dân huyện An Phú (An Giang) đang vào đợt cao điểm thu hoạch đậu phộng (lạc) vụ hè thu.
Đêm đến, đèn điện thắp sáng choang giữa các cánh đồng dưa, người lớn, người già, trẻ nhỏ đều tập trung ra đồng như hội.
Cách đây 20 năm, nhiều người dân xã Tân Hà (Hàm Tân) tỏ ra ngạc nhiên khi thấy vợ chồng anh Trần Đình Dũng xin thôi nghề dạy học chuyển sang đầu tư trồng cây ăn quả trên vùng đất mới khô cằn. Bằng nguồn vốn bán nhà cửa, đất vườn ở Đồng Nai, anh đã mạnh dạn làm đơn xin chính quyền xã Tân Hà khai hoang phục hóa 25 ha đất để phát triển kinh tế trang trại.