Thí điểm thành công việc quản lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn
Mô hình được triển khai vào đầu năm 2014 trên 3ha của 4 hộ dân tại ấp Phước Hòa, xã Đông Phước A. Theo đó, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Hậu Giang hỗ trợ 30% phân, thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời cử cán bộ thường xuyên theo dõi, hướng dẫn khoa học kỹ thuật như: cắt nhánh, tỉa cành, xử lý ra hoa đậu trái, phòng trừ các loại dịch hại, đặc biệt là bệnh chổi rồng…
Đến nay, mô hình thử nghiệm cho thấy dịch bệnh chổi rồng được khống chế, cụ thể là sau khi cắt nhánh, tỉa cành những nhánh bị bệnh, tỷ lệ đâm chồi đạt trên 80%. Tại đây, đoàn đánh giá cao kết quả của mô hình, xem đây là sự thành công bước đầu. Theo dự kiến vào khoảng đầu năm 2016, sẽ tổ chức hội thảo nhằm rút kết kinh nghiệm cũng như trao đổi khoa học kỹ thuật để nhân rộng mô hình trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Tại các bến bãi của xã, một không khí nhộn nhịp và đông đúc chưa từng thấy. Những con đường dẫn vào bãi sò tắc nghẽn liên tục vì lượng sò ngư dân vận chuyển quá lớn. Trên bãi sò, hàng trăm lao động tất bật chen nhau vận chuyển, phân loại, cạy tách vỏ sò. Các bãi sò ở Chí Công liên tiếp, nối liền nhau như một đại công trường khai thác hải sản.
Vụ chiêm xuân 2013 – 2014, toàn tỉnh gieo cấy 8.273ha, đạt 98,25% kế hoạch. Để đảm bảo nước tưới cho lúa chiêm xuân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp cung cấp nguồn nước, kịp thời cho cây lúa.
Không chỉ có vậy, trong vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp tại miền Trung nói chung và Việt Nam nói riêng còn phải đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh từ các thương lái nước ngoài, khi họ trực tiếp đến các cảng cá thu mua nguyên liệu mà hoàn toàn không chịu thuế.
Ngoài hàng loạt khó khăn như chi phí tăng cao, ngư trường không ổn định đã ảnh hưởng đến nghề khai thác, những chủ tàu đánh bắt cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa luôn canh cánh với nỗi lo bị ép giá. “Được mùa” nhưng lại mất giá và hiện nay là tình trạng ép giá; ngư dân đánh bắt cá ngừ đang còn gặp rất nhiều khó khăn đầu ra cho sản phẩm.
Từ đầu năm đến nay tỉnh Cà Mau đã phát hiện, tiêu hủy 756 con gia cầm bị bệnh. Trên thực tế, mặc dù đã được tuyên truyền nhiều về việc chủ động tiêm vắc-xin phòng cúm gia cầm, nhưng từ sự chủ quan dẫn đến ý thức của người chăn nuôi còn nhiều hạn chế.