Theo Dõi Chặt Chẽ Môi Trường Nước Trong Ao Nuôi Tôm
Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, hiện mật độ vi khuẩn Vibro kiểm tra trong các mẫu nước ao nuôi đều ở mức thấp, chưa thể phát triển gây bệnh cho tôm; không phát hiện vi rút gây bệnh đốm trắng, ký sinh trùng trên các mẫu tôm kiểm tra.
Tuy nhiên, Chi cục cũng khuyến cáo nông dân cần theo dõi thời tiết, nguồn nước cấp, tình hình bệnh ở tại vùng nuôi để có kế hoạch cải tạo ao, thả tôm giống phù hợp; thực hiện các biện pháp kỹ thuật để quản lý tốt ao nuôi, nước lấy vào ao cần diệt khuẩn trước khi gây màu và thả tôm. Trong quá trình nuôi tránh dùng chung các vật dụng trong ao như vợt, lưới, xô, chậu… vì khi có bệnh do virut gây ra sẽ lây lan bệnh trên tôm. Thời điểm hiện nay tôm nuôi dễ phát sinh bệnh do virut đốm trắng, đối với những ao nuôi có tôm bị bệnh đốm trắng, chủ hộ giữ nguyên mực nước trong ao và phải tiến hành khử trùng toàn bộ ao bằng clorin A với nồng độ 70 ppm (70 kg/1.000 m3 nước), giữ nước trong ao từ 7 - 10 ngày trước khi thải ra môi trường xung quanh để tránh lây lan dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Sự thành bại nuôi tôm nước lợ phụ thuộc rất lớn vào giám sát, quản lý môi trường ao nuôi tôm, đặc biệt thời gian ban đêm.
Đó là chia sẻ của TS Nghiêm Vũ Khải (ảnh), Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) với Tạp chí Thủy sản Việt Nam
Các tác nhân làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm cần theo dõi các thông tin quan trắc cảnh báo về dịch bệnh trong khu vực để có biện pháp phòng ngừa
Thả tôm giống và cách chăm sóc, quản lý môi trường ao nuôi - Phần 2 (Phần cuối)
Một khi đối tượng nuôi mắc bệnh, việc hiển nhiên là cần phải điều trị để tránh hao hụt, tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng thuốc, hóa chất đúng cách.