Theo Dõi Chặt Chẽ Môi Trường Nước Trong Ao Nuôi Tôm
Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, hiện mật độ vi khuẩn Vibro kiểm tra trong các mẫu nước ao nuôi đều ở mức thấp, chưa thể phát triển gây bệnh cho tôm; không phát hiện vi rút gây bệnh đốm trắng, ký sinh trùng trên các mẫu tôm kiểm tra.
Tuy nhiên, Chi cục cũng khuyến cáo nông dân cần theo dõi thời tiết, nguồn nước cấp, tình hình bệnh ở tại vùng nuôi để có kế hoạch cải tạo ao, thả tôm giống phù hợp; thực hiện các biện pháp kỹ thuật để quản lý tốt ao nuôi, nước lấy vào ao cần diệt khuẩn trước khi gây màu và thả tôm. Trong quá trình nuôi tránh dùng chung các vật dụng trong ao như vợt, lưới, xô, chậu… vì khi có bệnh do virut gây ra sẽ lây lan bệnh trên tôm. Thời điểm hiện nay tôm nuôi dễ phát sinh bệnh do virut đốm trắng, đối với những ao nuôi có tôm bị bệnh đốm trắng, chủ hộ giữ nguyên mực nước trong ao và phải tiến hành khử trùng toàn bộ ao bằng clorin A với nồng độ 70 ppm (70 kg/1.000 m3 nước), giữ nước trong ao từ 7 - 10 ngày trước khi thải ra môi trường xung quanh để tránh lây lan dịch bệnh.
Related news
Thời tiết thất thường nên nuôi tôm trở nên rất khó. Nếu không tuân thủ lịch thả nuôi và thả giống không có chất lượng thì nguy cơ thất bại là rất lớn.
Qua nhiều năm thất bại với tôm thẻ chân trắng (TTCT), do ảnh hưởng của dịch bệnh, ông Phạm Văn Tánh (ấp Thanh Nhung I, xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) đã “đánh liều” với số phận bằng cách thử nghiệm mô hình nuôi tôm sú kết hợp TTCT.
Trước tình hình người dân địa phương đang tập trung nuôi tôm thẻ chân trắng và thường thả nuôi với mật độ cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, môi trường ao nuôi dễ biến động và khó quản lý.
Bệnh đốm trắng do vi khuẩn Bacterial white spot syndrome (BWSS) được mô tả gặp ở tôm sú nuôi ở Malaysia (Wang et al. 2000). Các ao nuôi thâm canh thường xuất hiện bệnh đốm trắng, nhưng test PCR bệnh WSSV âm tính
Tôm thẻ chân trắng (TTCT) rất nhạy cảm với môi trường, khi bị sốc tôm không nổi đầu chết đáy. Tôm sống trong ngưỡng nhiệt độ thích hợp 20 – 35 độ C.