Thêm Nguồn Lực Cho Làng Nuôi Cá
Với 500 triệu đồng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội ND cho vay, 17 hộ ND ở xã Hà Phong, huyện Hà Trung, Thanh Hóa đang thực hiện dự án nuôi cá nước ngọt có thêm vốn để mua giống, thức ăn cho cá, mở rộng diện tích ao nuôi...
Trong số 17 hộ này có 1 hộ được vay 20 triệu đồng, 16 hộ vay 30 triệu đồng, thời gian vay 24 tháng, lãi suất 0,8%/tháng.
Mở rộng ao nuôi
Anh Lê Ngọc Vi - một trong những hộ tiên phong trong phong trào nuôi cá nước ngọt ở xã Hà Phong cho biết: “Trước đây, toàn bộ diện tích nuôi cá của xã là vùng sình lầy, cấy lúa kém hiệu quả. Năm 2002, thực hiện chủ trương của xã, gia đình tôi ra đây khai hoang lập trang trại nuôi cá và trồng cây ăn quả”.
Tuy nhiên, để có 1ha nuôi cá này, anh Vi phải bỏ ra một số vốn lớn để cải tạo và mua con giống. “Muốn làm ăn lớn phải có vốn. Tôi chủ yếu vay vốn ngân hàng, trừ các khoản chi phí lời lãi thu về không đáng kể” - anh Vi tâm sự.
Năm 2012, anh được Quỹ HTND cho vay 30 triệu đồng. Có thêm vốn, anh mở rộng diện tích ao nuôi lên 1,6ha, mua thêm con giống cá rô phi đơn tính, chép, trôi, mè thả nuôi. Anh vừa thu hoạch 1 lứa cá trong năm nay, sản lượng hơn 20 tấn. Anh ước tính, năm nay thu 2 lứa cá, gia đình anh bỏ túi 300 - 400 triệu đồng. Anh Vi dự tính, sau khi trả hết nợ cho Quỹ HTND, tiền tích luỹ được, anh sẽ tiếp tục mở rộng diện tích ao nuôi.
Hỗ trợ ND làm ăn lớn
Ông Nguyễn Văn Lâm - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Hà Trung cho biết: Hà Phong là xã có diện tích nuôi cá lớn với 20ha mặt nước (trong đó 16,8ha của các hộ tham gia dự án). Được Quỹ HTND tiếp thêm vốn, Hội ND lại mở các lớp tập huấn nuôi cá nước ngọt tại địa phương, các hộ nuôi cá đã được tiếp thêm nguồn lực để mở rộng diện tích ao nuôi, mua thêm con giống, thức ăn... nhờ vậy mà thu nhập của các hộ cũng tăng lên.
“Số tiền Quỹ HTND cho vay tuy không nhiều so với số vốn phải bỏ ra để đầu tư, nhưng đã tiếp thêm động lực cho tôi có điều kiện mở rộng quy mô, tăng thu nhập. Với lãi suất ưu đãi, chúng tôi có khả năng trả nợ sớm”.Anh Lê Ngọc Vi
Anh Lê Văn Bộ ở xã Hà Phong chia sẻ: “Cũng như nhà anh Vi, gia đình tôi là một trong những hộ đầu tiên trong xã cải tạo khu đất sình lầy để nuôi cá. Với 1,5ha diện tích mặt nước, tôi phải bỏ vào đó khoảng 400 triệu đồng. Tiền Quỹ HTND?cho vay tuy không nhiều nhưng đã tiếp thêm nguồn lực cho gia đình tôi”.
Ông Lâm cho biết: Hiện, tổng nguồn vốn của Quỹ HTND huyện Hà Trung là 1,009 tỷ đồng. Trong đó có 500 triệu đồng nguồn vốn từ Quỹ HTND của T.Ư Hội ND, còn lại là nguồn vốn của Quỹ HTND huyện và xã. Ngoài dự án nuôi cá nước ngọt, số tiền còn lại Quỹ HTND còn cho các hộ ND trong huyện vay để đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi...
Ông Lâm thông tin thêm, sau khi triển khai dự án cho vay vốn Quỹ HTND, Hội ND huyện đã thành lập ban điều hành giám sát việc thực hiện giải ngân cho các hộ ND, đảm bảo cho vay vốn đúng đối tượng và sử dụng đúng mục đích. Các hộ tham gia dự án nuôi cá nước ngọt còn thành lập nhóm ND nuôi cá để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong việc tiêu thụ sản phẩm...”.
Có thể bạn quan tâm
Đoàn doanh nghiệp TP HCM đã tổ chức chuyến khảo sát thị trường Nga để tìm đường xuất khẩu hàng sang thị trường tiềm năng này
Trong nuôi thủy sản hiện nay, bệnh cong thân và đục cơ trên tôm nuôi (đặc biệt là tôm thẻ chân trắng) thường xảy ra, nhiều nhất ở những ao có độ mặn thấp và nuôi với mật độ dày.
Nghề rùng cá là nghề truyền thống của ngư dân các xã ven biển của tỉnh Nam Định. Trải qua bao thăng trầm, đến nay nghề rùng cá vẫn được gìn giữ bởi nhiều thế hệ ngư dân, vừa tạo thêm thu nhập, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa trong đời sống lao động sản xuất của người dân nơi đây.
Từ đầu tháng 9 đến nay, cá, tôm, cua, hàu nuôi trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) liên tiếp bị chết hàng loạt khiến người nuôi trồng thủy sản hoang mang và bức xúc.
Từ năm 2015 UBND huyện Bến Lức, tỉnh Long An đã chỉ đạo cho Phòng Nông nghiệp và PTNT cùng với Trạm Khuyến nông tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ heo giống chất lượng cao cho bà con chăn nuôi tại các xã quy hoạch phát triển chăn nuôi của huyện.